COVID-19 tại ASEAN hết 22/3: Toàn khối trên 57.200 ca tử vong; Thái Lan tiêm vaccine nội địa

Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 17/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN chỉ có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.

Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Song trong 24 giờ qua, hải sản ăn òa. Trong 24 giờ qua, Indonesia là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận tới 5.744 ca COVID-19 và 161 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.465.646 ca và 39.11 ca.

Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều nhất số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 4 người thiệt mạng. Sau mấy tuần hạ nhiệt, Philippines lại đứng trước lo ngại sóng dịch tái phát khi số ca tử vong tăng cao mấy ngày gần đây. Philippines cũng đứng thứ 2 châu Á về số ca tử vong ngày 22/3.

Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 1.116 ca bệnh mới, 5 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua. Malaysia là nước có số ca mắc COVID-19 trong ngày nhiều thứ 2 châu Á trong vòng 24 giờ, chỉ sau Indonesia.

Myanmar trong 24 giờ qua có 34 ca mắc mới COVID-19 (theo trang worldometers.info). Như vậy, hết ngày 22/3, Myanmar có tổng cộng 142.246 người nhiễm virus SARS-Cov-2, trong đó có 3.204 người không qua khỏi.

Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải tăng cường các biện pháp phòng chống để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lan diện rộng. Trong 24 giờ quan, Thái Lan ghi nhận 73 ca mắc mới.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 57.287 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 171 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.707.075 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.416.509 trường hợp.

Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 10 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ có Brunei là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 22/3.

Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 22/3:

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Bangkok, Thái Lan, ngày 15/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Tại Thái Lan, Tổ chức Dược phẩm Chính phủ (GPO) của Thái Lan ngày 22/3 đã khởi động giai đoạn thử nghiệm đầu tiên trên người đối với vaccine ngừa COVID-19 do nước này tự nghiên cứu để có thể tự chủ hơn trong chính sách tiêm chủng.

GPO đang phát triển vaccine ngừa COVID-19 theo phương pháp nuôi cấy virus bất hoạt trong trứng gà trước khi chiết xuất nuôi cấy để tạo ra vaccine. Việc thử nghiệm vaccine được tiến hành với sự hợp tác của Khoa Y học Nhiệt đới thuộc Đại học Mahidol cùng 18 tình nguyện viên. Chương trình Công nghệ Phù hợp trong Y tế (PATH) có trụ sở tại Mỹ đã hỗ trợ thử nghiệm bằng việc cung cấp các tiền chất vaccine cho các nghiên cứu giai đoạn đầu và giai đoạn hai.

GPO cho biết giai đoạn đầu tiên của thử nghiệm trên người sẽ bao gồm 210 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18 đến 59 với liều tiêm vaccine nhỏ nhất. Giai đoạn thứ hai, bao gồm 250 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18 đến 75, sẽ được tiêm liều cao hơn chút ít. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ xác định được liều lượng chính xác dựa trên những nghiên cứu này.

Tất cả các tình nguyện viên trong giai đoạn đầu tiên và thứ hai đều phải có sức khỏe tốt, không bị dị ứng thuốc hoặc vaccine và chưa bị nhiễm COVID-19. Giai đoạn thứ hai dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 7 tới và GPO hy vọng sẽ kết thúc nghiên cứu trước cuối năm nay.

Theo Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul, vaccine này sẽ mang lại cho Thái Lan nhiều lựa chọn hơn với ít ràng buộc hơn. Mặc dù Thái Lan có thể sản xuất vaccine ở trong nước, nhưng đó là từ chuyển giao công nghệ và dưới sự quản lý của các nhãn hiệu. Nhưng nay nếu Thái Lan thành công thì có thể đặt ra hướng đi cho riêng mình.

Ngoài vaccine nói trên, Thái Lan cũng đang phát triển một loại vaccine ngừa COVID-19 khác, do Đại học Chulalongkorn thực hiện bằng công nghệ mRNA và dự kiến sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm trên người.

Thái Lan chính thức khởi động chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 hôm 28/2, với mũi tiêm đầu tiên sử dụng vaccine do công ty Sinovac của Trung Quốc phát triển. Chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Thái Lan được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, với số lượng vaccine hạn chế, được chuyển đến 13 tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, có ý nghĩa kinh tế lớn nhất hoặc cả hai, với đối tượng ưu tiên là các nhân viên y tế, người có bệnh mãn tính và người cao tuổi. Bộ Y tế Thái Lan dự kiến tiêm 10 triệu liều mỗi tháng, bắt đầu từ tháng 6 tới.

Chính phủ Thái Lan đã đặt mua ít nhất 63 triệu liều vaccine để cung cấp cho khoảng 60% dân số vào cuối năm nay. Sinovac bắt đầu vận chuyển 2 triệu liều vaccine trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, AstraZeneca sẽ cung cấp 26 triệu liều từ tháng 6 đến tháng 8 và 35 triệu liều từ tháng 9 đến tháng 12 từ nhà máy của do công ty Siam Bioscience sản xuất tại Thái Lan.

GPO cũng đang có kế hoạch đặt hàng thêm 5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ Sinovac để lấp khoảng trống từ tháng 4 đến tháng 6, trong bối cảnh đang nổi lên một ổ dịch mới ở khu chợ Bang Khae tại Bangkok. Trong khi đó, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đang xem xét các đơn đăng ký của Johnson & Johnson và Bharat Biotech Technology.

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 28/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, Malaysia thông báo đã lập quỹ 2,4 triệu USD để bồi thường tiền mặt cho các trường hợp tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 gặp phản ứng phụ nghiêm trọng.

Trong thông báo ngày 22/3, Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba cho biết đối tượng được nhận hỗ trợ từ quỹ này gồm những người phải nhập viện điều trị thời gian dài do xảy ra phản ứng sau khi tiêm vaccine, với mức bồi thường 50.000 ringgit (12.171 USD), hoặc có thể lên tới 500.000 ringgit với những trường hợp xảy ra biến chứng dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.

Ông Adham cho biết tính đến ngày 18/3, giới chức nước này đã ghi nhận 20 trường hợp tiêm vaccine xảy ra phản ứng phụ như nôn ói, thở gấp và tăng nhịp tim. Tuy nhiên, ông không nêu cụ thể loại vaccine được sử dụng để tiêm chủng cho những trường hợp này. Ông cũng khẳng định cho đến thời điểm hiện tại, Malaysia chưa ghi nhận bất cứ ca tử vong nào liên quan đến tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Malaysia bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 từ ngày 23/2 vừa qua, đến nay đã tiêm chủng cho gần 430.000 người thuộc lực lượng tuyến đầu chống dịch và phần lớn số người được tiêm chủng 1 mũi đầu vaccine do công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech (Đức) phát triển. Ngoài vaccine của Pfizer/BioNTech, quốc gia Đông Nam Á cũng đã đưa vaccine do công ty Sinovac của Trung Quốc sản xuất vào chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19.

Malaysia đến nay đã ghi nhận hơn 330.000 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 1.233 ca tử vong do COVID-19. Bộ trưởng Khoa học Khairy Jamaluddin cho biết chính phủ nước này tin tưởng Pfizer sẽ cũng cấp 32 triệu liều vaccine theo đơn đặt hàng của Malaysia.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Singapore, Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) Singapore đã khởi động quy trình đánh giá về mức độ an toàn của vaccine ngừa COVID-19 do Sinovac Biotech (Trung Quốc) sản xuất mà nước này nhận được cách đây một tháng.

Nhật báo “Today” ngày 22/3 đưa tin HSA đã đề nghị Sinovac Biotech cung cấp thêm thông tin. HSA cho biết họ cần thêm dữ liệu để có thể đánh giá liệu vaccine của Sinovac Biotech có đáp ứng các tiêu chuẩn về mức độ an toàn, chất lượng, hiệu quả hay không theo cơ chế PSAR - một cơ chế tạm thời được HSA đưa ra để xem xét, phê chuẩn việc sử dụng các trang thiết bị, thuốc điều trị và vaccine nhằm đối phó với đại dịch COVID-19.

Trước đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định nước này sẽ sử dụng bất kỳ vaccine từ nguồn nào miễn là sản phẩm an toàn và hiệu quả.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức