Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước

Thủ tướng Chính phủ ạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương; đại diện hiệp hội các ngành hàng; các đại sứ của Việt Nam ở nước ngoài.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn

Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ạng Sơn. Cùng tham dự hội nghị có đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh.

Theo báo cáo tại hội nghị, triển khai Chỉ thị số 15 ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, công tác ngoại giao kinh tế đã được ộ Ngoại giao cùng các bộ, ngành trung ương, địa phương triển khai toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, mở ra các hướng đi mới, mang tính đột phá, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoại giao kinh tế đã đóng góp duy trì cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước và đẩy mạnh thu hút các nguồn lực phục vụ các động lực tăng trưởng. Theo đó, trong gần 60 hoạt động đối ngoại cấp cao từ đầu năm 2023 đến nay, nội dung kinh tế trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả thực chất. Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng và khuôn khổ quan hệ với 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện được củng cố, nâng tầm, nâng cấp.

Nội dung ngoại giao kinh tế được lồng ghép trong mọi hoạt động đối ngoại cấp cao với các đối tác lớn tại Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ, các đối tác tiềm năng ở Nam Á, Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh... Thông qua ngoại giao kinh tế, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và địa phương đã tập trung tập thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu; vận động, thu hút đầu tư phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, lĩnh vực bán dẫn, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động; vận động đầu tư FDI chất lượng cao, thu hút ODA thế hệ mới; vận động UNESCO công nhận các di sản thiên nhiên và văn hóa, qua đó nâng số lượng di sản được UNESCO công nhận lên 62, góp phần giúp các địa phương phát huy các di sản để thúc đẩy phát triển du lịch.

Đối với tỉnh Lạng Sơn, thời gian qua, tỉnh đã chủ động, tích cực thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Quảng Tây, Trung Quốc. Trong đó, tập trung đẩy mạnh một số lĩnh vực hợp tác trọng điểm như: hợp tác kinh tế - thương mại, nâng cao tiện lợi hóa thông quan, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, mở và nâng cấp cửa khẩu, kết nối giao thông, phát triển hạ tầng logistics,…

Nhằm nâng cao hơn nữa năng lực, hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu đường bộ của tỉnh, năm 2023, UBND tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký “Thỏa thuận khung về cùng thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh” và hiện tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh.Tỉnh cũng trao đổi với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác du lịch qua biên giới…

Tại hội nghị, các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đại diện hiệp hội một số ngành hàng, cùng với lãnh đạo các địa phương… đã làm rõ những kết quả đạt được trong hoạt động ngoại giao kinh tế trong thời gian qua; đề xuất một số giải pháp để triển khai hiệu quả hơn nữa ngoại giao kinh tế trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư, năm 2024 và những năm tiếp theo, các bộ, ngành trung ương, các địa phương, các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục tập trung vào 5 trọng tâm công tác ngoại giao kinh tế. Trong đó, tiếp tục thúc đẩy triển khai quyết liệt các cam kết, thỏa thuận đã đạt được nhằm tận dụng tối đa việc nâng tầm, nâng cấp, mở rộng quan hệ với các đối tác để chuyển hóa thành các dự án có kết quả cụ thể; tiếp tục làm sâu sắc hợp tác kinh tế, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực mới, góp phần đan xen lợi ích với các đối tác, củng cố cục diện đối ngoại hòa bình, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; tăng tốc thúc đẩy làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới. Cùng đó, chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm để củng cố xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt, mở rộng thị trường tiềm năng. Đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ trong các chiến lược trọng điểm; đẩy mạnh hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế, tiếp tục nâng cao vị thế của đất nước; đổi mới mạnh mẽ trong phối hợp triển khai ngoại giao kinh tế, tăng cường đầu tư nguồn lực triển khai ngoại giao kinh tế.

trí dũng