Đề xuất cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Luật Thủ đô (sửa đổi:

Hội thảo “Quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô. Ảnh: N.M

Áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát?

Theo đó, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là việc ứng dụng, thử nghiệm các mô hình mới được giới hạn về phạm vi, đối tượng, điều kiện, thời gian và chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số lĩnh vực mà chưa được pháp luật quy định, cần được thí điểm để tạo đột phá về giá trị và hiệu quả.

Cho phép TP à Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực và không áp dụng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Điều kiện, phạm vi, thời gian thử nghiệm các giải pháp công nghệ mới gồm: Các giải pháp công nghệ mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực công nghệ trọng điểm của TP Hà Nội. Ưu tiên các giải pháp công nghệ mới có thể tiến hành thử nghiệm trong khu công nghệ cao của TP. Thời gian thử nghiệm giải pháp công nghệ mới tối đa là 3 năm. Căn cứ vào tình hình thực hiện thử nghiệm thực tế, UBND TP Hà Nội có thể điều chỉnh thời gian thử nghiệm.

Tham luận về đề xuất cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây, ông Trần Thế Trung, Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT cho rằng, công nghệ trí tuệ nhân tạo là một trong các trụ cột của cách mạng công nghiệp 4.0, có tiềm năng đem lại sự bứt phá cho hoạt động của DN và các cơ quan Nhà nước Việt Nam, một đòn bẩy để giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình và tiến lên thành quốc gia thịnh vượng.

Những năm gần đây chứng kiến ngày càng nhiều những đột phá trong công nghệ trí tuệ nhân tạo, tuy nhiên từ thực tiễn trong việc đưa các tiến bộ công nghệ này vào hoạt động của DN Việt Nam, ông Trung cho rằng, đã nảy sinh một số điểm tắc nghẽn mà một cơ chế thử nghiệm có kiểm soát có thể khai thông.

Cụ thể gồm những lĩnh vực: Công nghệ trí tuệ nhân tạo giao tiếp có sử dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh; công nghệ định danh điện tử có sử dụng sinh trắc học. Các công nghệ này được đề xuất có hành lang pháp lý với cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho phép triển khai ở các DN, bao gồm các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, bán lẻ, giao vận, trên hạ tầng điện toán đám mây (hạ tầng on-cloud)...

Cần được thiết kế phù hợp với Hà Nội

Theo ông Trần Thế Trung, các cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây được ban hành bởi nhà nước có tiềm năng khai thông những điểm nghẽn phát sinh từ thực tiễn ứng dụng các công nghệ này, tạo tiền đề để DN và cơ quan nhà nước bứt phá trong hiệu quả hoạt động nhờ ứng dụng những thành tựu công nghệ mới nhất.

Về lĩnh vực kinh doanh ứng dụng áy bay không người lái tại Thủ đô, TS. Trần Thiên Phương cho biết, máy bay không người lái (UAV hay drone) là một công nghệ mới nổi với nhiều ứng dụng thực tế rất tiềm năng và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, điện lực, viễn thông, xây dựng, an ninh công cộng, vận tải, cứu nạn cứu hộ...

TS Trần Thiên Phương đề xuất, cần bổ sung lĩnh vực máy bay không người lái (UAV) là 1 đối tượng được phép áp dụng thí điểm, thử nghiệm (sandbox) có kiểm soát. Mở rộng địa điểm thí điểm, thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ UAV không nên chỉ giới hạn tại các khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm đổi mới sáng tạo... DN trong nước thử nghiệm sản phẩm UAV cần được hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí từ ngân sách với điều kiện DN phải mô tả chi tiết kết quả đầu ra công nghệ, hiệu quả kinh tế khi cung ứng ra thị trường Hà Nội và các lợi ích lan tỏa mà xã hội nhận được từ công nghệ họ mang lại sau khi hoàn thành thử nghiệm. DN cũng cần mô tả các khả năng rủi ro, xây dựng phương án hợp lý về xử lý, khắc phục các vấn đề xảy ra trong quá trình thử nghiệm và cam kết không ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội.

Công Phương