Dòng tiền khối ngoại kỳ vọng sẽ tốt hơn từ cuối quý III/2024

Kỳ vọng dòng tiền khối ngoại sẽ tốt hơn từ cuối quý III/2024

Những nhóm ngành khối ngoại bán và mua ròng

Sau khoảng thời gian mua ròng đầu năm, xu hướng bán ròng của khối ngoại bắt đầu trở lại nối tiếp đà bán ròng kể từ 2023, cường độ bán đã mạnh hơn từ sau kỳ nghỉ lễ Tết, những đợt mua ròng lại không đáng kể. Trong 2 tuần đầu quý II, xu hướng này vẫn được duy trì và các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 5.793 tỷ.

Tính theo các nhóm ngành từ đầu quý II, nhóm Bất động sản và Thực phẩm đồ uống bị bán mạnh nhất, gần -2.750 tỷ và hơn – 1.380 tỷ. Riêng nhóm Bất động sản, tỷ trọng bán mạnh chủ yếu đến từ các cổ phiếu họ Vin, phần nhiều do triển vọng của Vinfast không được đánh giá cao đã gây sụt giảm kỳ vọng của Khối ngoại vào các mã cổ phiếu khác trong hệ sinh thái. Với nhóm Thực phẩm và Đồ uống, mức tiêu thụ của người lao động vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện trong bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự hồi phục đã khiến nhóm ngành này trở nên kém hấp dẫn.

Thống kê mua bán ròng khớp lệnh theo nhóm nhà đầu tư giai đoạn 01 – 17/04/2024. ĐVT: Tỷ VND

Ở chiều ngược lại, Bán lẻ là nhóm ngành được khối ngoại mua ròng nhiều nhất, tuy nhiên lượng mua chỉ ở 888 tỷ, thấp hơn nhiều so với tổng lượng bán của khối ngoại. Lực mua chính đến từ mã (+915 tỷ) khi tình hình kinh doanh chuỗi Bách Hóa Xanh khởi sắc, tuy nhiên, nhà đầu tư lưu ý trong ngày 16/4/2024, MWG đã chính thức bị loại khỏi danh mục chỉ số VNDiamond với ước tính 50 triệu cổ phiếu sẽ bị bán ra.

Trên toàn cầu, dòng vốn chảy vào các quỹ cổ phiếu đã kém tích cực và giữ xu hướng trước đó khi đang tập trung vào các thị trường phát triển (DM). Trong khu vực, các nước đang phát triển (EM) đã tiếp tục không thu hút được nguồn vốn nước ngoài, bao gồm cả Việt Nam. Việt Nam vẫn chịu sự rút ròng của khối ngoại lên đến -563 triệu USD từ đầu năm đến nay.

Điểm khác biệt trong xu hướng bán

Dữ liệu cho thấy trong giai đoạn từ 2021 đến đầu năm 2023 hành vi của khối ngoại chủ yếu là mua ròng mỗi khi thị trường sụt giảm với biên độ lớn và bán ròng khi thị trường hồi phục. Tuy nhiên, trong 3 tháng gần nhất, khối ngoại thậm chí còn bán mạnh hơn trong những phiên giảm điểm, cho thấy ý chí rút ròng của dòng vốn.

Lý giải cho hiện tượng này, tôi cho rằng do các bối cảnh vĩ mô quốc tế và trong nước đã có sự thay đổi.

Tại thời điểm cuối 2023, xu hướng bán ròng của khối ngoại được cho là không quá lo ngại và sẽ nhanh chóng trở lại do (1) sẽ tiến hành hạ lãi suất trong nửa đầu năm 2024 và giúp giảm mức chênh lệch bất lợi giữa lãi suất thực của Mỹ và một số nước DM so với các thị trường EM, (2) vĩ mô Việt Nam ổn định, tỷ giá qua thời điểm căng thẳng (3) triển vọng nền kinh tế Việt Nam phục hồi nói chung và sự hấp dẫn của câu chuyện nền chứng khoán nâng hạng, đi cùng là sự vận hành KRX nói riêng.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, trên quốc tế, dòng vốn đang chịu sức ép trong đầu tháng 4 và chảy ra khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu trong bối cảnh dữ liệu lạm phát mạnh dai dẳng làm giảm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất sắp xảy ra của Fed. Bên cạnh đó, rủi ro chính trị leo thang căng thẳng ở Trung Đông kéo theo nhiều bên liên quan; tình hình DXY đạt 106.34 (dữ liệu ngày 16/4/2024), +4,89% so với đầu năm và +1,76% so với đầu tháng, gần sát đỉnh cũ tại tháng 10/2023 cũng là 2 yếu tố khiến dòng vốn cần tìm nơi trú ẩn an toàn như trái phiếu chính phủ Mỹ hơn là các tài sản rủi ro như chứng khoán các nền kinh tế EM.

Tình hình trong nước cũng thiếu tính ổn định, rủi ro ỷ giá cần theo dõi thêm sau khi hoạt động phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước chưa phát huy được tác dụng như mong muốn. Tuy nền kinh tế cho thấy mức phục hồi nhất định nhưng vẫn còn sự phân hóa cao, và tỷ suất thực không quá hấp dẫn nếu so với Mỹ hay các nước DM.

Nhà đầu tư cá nhân vẫn giữ vai trò trụ cột trong giao dịch trên TTCK

Khối ngoại có quay trở lại thị trường trong năm nay?

Tôi cho rằng kỳ vọng khối ngoại mua ròng ngược trở lại trong quý II là khó dự báo và xác suất có thể bán ròng tiếp tục trong quý II nhưng cường độ bán có thể sẽ thấp dần tiền tới trung lập sau đợt bán ròng mạnh vừa rồi. Dòng tiền khối ngoại sẽ tốt hơn từ cuối quý III/ 2024 khi Fed tiến hành hạ lãi suất, tình hình chính trị thế giới ổn định hơn, tỷ giá quốc tế và trong nước qua giai đoạn căng thẳng.

Trong giai đoạn trước, thị trường đã kỳ vọng dòng tiền khối ngoại sẽ tốt hơn trong nửa sau của 2024 khi Fed có động thái hạ lãi suất vào khoảng tháng 6/2024. Tuy nhiên, hiện tình hình lạm phát ở Mỹ đang có những dấu hiệu phức tạp. CME Fedwatch tool cho thấy rằng có đến 96% nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp đầu tháng 5. Ngoài ra, một số thống kê chỉ ra thị trường đang kỳ vọng đến tháng 9, Fed mới hạ lãi suất. Điều này, cho thấy nhà đầu tư ngoại vẫn chưa sẵn sàng nhập cuộc mạnh mẽ.

Chúng ta cần nhìn nhận rằng, trong 5 năm qua khối ngoại đóng tỷ trọng rất bé trong tổng lượng giao dịch giao dịch của thị trường chứng khoán, chỉ chưa tới 10%. Trong khi đó, khối cá nhân trong nước chiếm đến hơn 85% giá trị giao dịch và là động lực chính thúc đẩy thị trường tăng trưởng.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp