Giá vàng hôm nay 24/1: Bật tăng bất chấp dữ liệu kinh tế tích cực

Giá vàng tăng trở lại. Ảnh minh họa.

Lúc 6 giờ 5 phút sáng nay (giờ Hà Nội), á vàng thế giới giao ngay ở ngưỡng 2.028 USD/ounce, tăng 7 USD/ounce so với chốt phiên trước đó.

Chốt phiên đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay tại thị trường Mỹ đứng ở mức 2.028 USD/ounce, tăng 7 USD/ounce so với chốt phiên trước.

Đứng phiên giao dịch ngày 23/1, giá vàng trên thị trường tự do và các doanh nghiệp bật tăng mạnh mẽ so với phiên trước. Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh, giá vàng SJC đứng quanh mức 74 – 76,5 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC trong khoảng 74 – 76,52 triệu đồng/lượng (mua – bán). Các thị trường trên đều tăng mạnh 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji trên thị trường Hà Nội, mua - bán quanh mức 73,95 – 76,45 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đứng tại mức 74,05 – 76,35 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn hôm qua cũng giảm mạnh so với phiên trước. Cụ thể. giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 63,88 – 64,98 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra. Chênh lệch mua - bán ở mức 1,1 triệu đồng/lượng.

Vàng nhẫn Doji 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 63,6 – 64,75 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán ra. Chênh lệch mua – bán ở mức 1,15 triệu đồng/lượng.

Thị trường trong phiên vừa qua đón nhận thông tin khá tích cực ở một số nền kinh tế lớn. Cụ thể, chỉ số lòng tin kinh doanh của Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) đánh giá mức độ điều kiện kinh doanh hiện tại ở Australia đã tăng tích cực từ mức âm 8% trong tháng 11 lên âm 1% tháng 12/2023.

Những dữ liệu kể trên dù chưa vượt qua ngưỡng 0, nhưng tăng đáng kể cho biết dấu hiệu sớm của các hoạt động kinh tế tương lai như chi tiêu, thuê mướn và đầu tư đi theo hướng tích cực.

Tại Nhật Bản, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi do Ngân hàng Trung ương nước này công bố cho thấy đã giảm từ 2,7% trước đó xuống mức 2,6% tháng 12/2023, thấp hơn mức dự báo 2,8%.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Hàn Quốc tháng 12/2023 đã tăng từ 0,6% lên 1,2%. Dữ liệu cao hơn dự báo và trước đó cho biết xu hướng tích cực ở thị trường sản xuất hàng hóa của Hàn Quốc.

Đồng USD đã tăng khá tốt trong giỏ thanh toán quốc tế. Cụ thể, chỉ số Dollar-Index – đo lường sức mạnh đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt đã tăng 0,23% lên mức 103.216 điểm vào lúc 6 giờ 35 phút (giờ Hà Nội).

Thông thường, đồng USD tăng và dữ liệu kinh tế tích cực thì giá vàng giảm. Tuy nhiên, trong phiên hôm nay giá vàng thế giới lại đi ngược quy luật, bởi những căng thẳng tại Biển Đỏ chưa “hạ nhiệt”. Kể từ khi căng thẳng xảy ra, đã có ít nhất 2.300 chuyến tàu phải chuyển hướng vận tải đi đường vòng. Vận tải đường biển qua khu vực Biển Đỏ thường xuyên chiếm hơn 12% thương mại đường biển toàn cầu.

Những căng thẳng gia tăng, khiến chuỗi cung ứng hàng hóa đang bị ảnh hưởng, làm gia tăng chi phí lên hàng hóa. Điều này, khiến nhiều ngân hàng trung ương đã đưa ra nhận định lạm phát có thể gia tăng gây cản trở đến lộ trình cắt giảm lãi suất, cũng như ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024. Những nhận định từ các ngân hàng trung ương đã khiến giới đầu tư quay lại mua vàng nhằm đảm bảo dòng vốn và tìm kiếm lợi nhuận.

Bích Hời