Khởi sắc nông thôn mới ở Đắk Nông

Cùng với việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, thời gian qua các cấp, địa phương trong tỉnh đã thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và tự chỉnh trang, xây dựng đường làng, ngõ xóm sạch đẹp. Trong ảnh: Nhà nước và Nhân dân cùng làm mới tuyến đường từ trung tâm xã Tâm Thắng (Cư Jút) dẫn vào buôn Buôr tạo thuận lợi cho đi lại và giao thương.

Nhà văn hóa cộng đồng buôn Nui tại xã nông thôn mới Tâm Thắng (Cư Jút) là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương.

Nhà văn hóa cộng đồng bon Pi Nao là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân xã Nhân Đạo (Đắk R'lấp).

Trong quá trình triển khai, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế đem lại thu nhập cao. Đặc biệt, đến nay tỉnh Đắk Nông có 60 sản phẩm OCOP của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất được công nhận đạt 3 sao; 7 sản phẩm đạt 4 sao... Trong ảnh: HTX Nông nghiệp hữu cơ Quảng Phú có nhiều sản phẩm nông sản đạt Chứng nhận OCOP.

Các nghệ nhân của xã Đắk Nia nỗ lực bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình xã Đắk Nia thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Các đối tượng yếu thế của xã hội thường xuyên được thụ hưởng các chính sách chăm sóc y tế, hỗ trợ để vượt qua khó khăn… Trong ảnh: Bệnh nhân được chăm sóc y tế tại Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil.

Sự nghiệp giáo dục của tỉnh tiếp tục phát triển về quy mô trường, lớp, học sinh. Tính đến nay đã có 50/60 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học (đạt 83,33%); 60/60 xã đạt tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo (đạt 100%).

Hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Gia Nghĩa là đơn vị cấp huyện, thành phố đầu tiên của tỉnh về đích nông thôn mới.

Hiện huyện Đắk R'lấp đang tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025, đến năm 2025 phấn đấu đưa huyện Đắk R’lấp là huyện đầu tiên của tỉnh Đắk Nông trở thành huyện nông thôn mới. Trong ảnh: Một góc trung tâm thị trấn Kiến Đức của huyện Đắk R'lấp.

Thanh Hằng