Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 15/1

Nhận định chứng khoán 15-19/1: Thị trường tiếp tục điều chỉnh

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu

Công ty Chứng khoán Asset khuyến nghị mua cổ phiếu PVD của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) với giá mục tiêu 33.600 đồng/cổ phiếu. Trong năm 2023, Mirae Asset kỳ vọng lợi nhuận sau thuế của PV Drilling đạt khoảng 481 tỷ đồng.

Mirae Asset cho biết, giá cho thuê giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á hiện ở mức 110.000 – 130.000 USD/ngày và kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì mức cao trong năm 2024.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 15/1 (Ảnh minh họa: KT)

S&P Global dự báo nhu cầu sẽ dần quay về mức bình thường trong năm 2025. Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2024 – 2025.

PV Drilling đang sở hữu 6 giàn khoan. Các giàn khoan vận hành xuyên suốt đến hết năm 2024, một số giàn có công việc đến năm 2025. Việc ký được các hợp đồng cho thuê giàn với mức giá vượt trên 100.000 USD/ngày sẽ giúp PV Drilling ghi nhận những mức lợi nhuận đột phá.

Dự báo nhu cầu giàn khoan tăng cao cho đến năm 2025, đại diện PV Drilling nói sẽ đầu tư thêm giàn khoan theo hình thức mua một giàn khoan đang có sẵn trên thị trường với chi phí ước hơn 200 triệu USD.

Mirae Asset dự báo doanh thu PV Drilling đạt 6.720 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 788 tỉ đồng trong năm 2024. Tương đương EPS và giá trị sổ sách năm 2024 lần lượt 1.417 đồng và 28.000 đồng/cổ phiếu. Do vậy, Mirae Asset khuyến nghị mua cổ phiếu PVD với giá mục tiêu 33.600 đồng/cổ phiếu.

Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu

Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) dự báo doanh thu và lợi nhuận quý IV/2023 của FPT (mã cổ phiếu FPT trên sàn HOSE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng 2 chữ số 18 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận trước thuế 2023 ước tính tăng trưởng trên 20%, vượt kế hoạch đề ra cả năm nhờ doanh thu mảng công nghệ xuất khẩu phần mềm và mảng giáo dục tăng tích cực.

Triển vọng kinh doanh 2024, Agriseco Research dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 20% nhờ: Khối Công nghệ (tăng trưởng 23%) - mảng xuất khẩu phần mềm ước tăng 28%. Chiến lược M&A các công ty công nghệ tại thị trường đối tác lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, APAC dự kiến sẽ đóng góp tích cực vào doanh số hợp đồng ký mới. Thị trường Nhật Bản dự kiến tăng trưởng 30%; Mỹ, châu Âu khả năng sẽ phục hồi dần nhờ lợi ích từ việc M&A.

Doanh thu chuyển đổi số tăng 35 – 40% nhờ đẩy mạnh doanh thu từ Cloud, AI. Mảng công nghệ thông tin trong nước kỳ vọng hồi phục chậm với tốc độ 7-10%. Khối Viễn thông (tăng trưởng 10%) – mảng dịch vụ viễn thông ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng 10% nhờ đóng góp từ mảng PayTV và Datacenter. Khối Giáo dục (tăng trưởng 28%) - nhờ nhu cầu học công nghệ tăng cao.

Tiềm năng tăng trưởng dài hạn nhờ hưởng lợi từ xu hướng đẩy mạnh đầu tư CNTT toàn cầu: Chi tiêu cho chuyển đổi số toàn cầu dự báo có mức tăng trưởng cao hơn 16% CAGR giai đoạn 2022 - 2025 (Gartner). Trong đó, các công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số: Cloud, Bigdata, AI, Blockchain, IoT dự kiến tăng trưởng mạnh hơn 20% CAGR.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 15/1 (Ảnh minh họa: KT)

Các năm trở lại đây, xu hướng ứng dụng AI ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là các ứng dụng trợ lý ảo như chat GPT, Bing AI. Theo đó, Agriseco đánh giá tích cực với tiềm năng tăng trưởng dài hạn của FPT do đây là cổ phiếu đầu ngành công nghệ, đang tập trung đẩy mạnh phát triển các công nghệ chuyển đổi số (AI, IoT...) với tốc độ tăng trưởng bền vững cùng chính sách duy trì cổ tức đều đặn. FPT kỳ vọng được hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi số toàn cầu cũng như tiềm năng tăng trưởng lớn của ngành bán dẫn tại Việt Nam trong vài năm tới.

Do đó, Agriseco khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu FPT với giá tham chiếu 110.000 đồng/cổ phiếu.

Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu

Theo Agriseco, tính chung năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 4.679,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 12,3% so với năm trước. Nguyên nhân là do lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trở lại trong năm vừa qua, đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022. Điều này đã tạo điều kiện giúp cho HVN phục hồi hoạt động khai thác mở thêm 4 đường bay quốc tế mới và vận chuyển trên 21 triệu lượt khách (tương đương 92% so với năm 2019).

Dòng tiền sản xuất kinh doanh 2024 được kỳ vọng sẽ cân bằng hơn nhờ đề án tái cơ cấu: Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo dự báo cả năm 2023, kết quả lợi nhuận trước thuế hợp nhất của HVN lỗ 6.100 tỷ đồng; tổng doanh thu hợp nhất ước đạt khoảng 92.000 tỷ đồng, vượt 1,4% so với kế hoạch và tăng gần 30% so với năm trước.

HVN thông báo đã hoàn thành việc xây dựng đề án tái cơ cấu công ty và đang trình để các cấp lãnh đạo và Chính phủ thông qua. Từ năm 2024 trở đi, công ty có thể tự cân bằng dòng tiền để tổ chức sản xuất kinh doanh mà không cần hỗ trợ, qua đó khắc phục khả năng bị hủy niêm yết.

Cơ sở pháp lý giúp duy trì việc niêm yết cho cổ phiếu của HVN: Theo khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, cổ phiếu có kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét sẽ bị hủy bỏ niêm yết. UBCKNN đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155. Theo đó, dự thảo bổ sung khoản 7 Điều 120 như sau: "Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định".

Do đó, Agriseco khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu HVN với giá tham chiếu 14.500 đồng/cổ phiếu.

Diệp Diệp/VOV.VN