Nga và Triều Tiên cung cấp, hỗ trợ quân sự cho nhau khi 1 trong 2 bên bị tấn công

Tổng thống Nga và Chủ tịch Triều Tiên ký hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện ngày 19/6. Ảnh: KCNA

Sau lễ ký, tại buổi họp báo, ông đánh giá hiệp ước trên là văn kiện đột phá, qua đó hai nước đưa quan hệ hợp tác song phương lên tầm cao mới. Hiệp ước đặt ra những nhiệm vụ và định hướng lớn làm sâu sắc quan hệ giữa hai nước trong dài hạn, trong các lĩnh vực chính trị, thương mại và đầu tư, văn hóa cũng như an ninh.

Ông Putin cho biết hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước có triển vọng tốt, mặc dù kim ngạch song phương hiện còn khiêm tốn. Tổng thống Putin nhấn mạnh tiếp tục nỗ lực chính trị ngoại giao nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.

Về phần mình, nhà lãnh đạo ều Tiên Kim Jong Un nhấn mạnh với việc ký kết hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện, hai nước đưa quan hệ đồng minh lên một tầm cao mới. Theo ông, đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ hòa bình, an ninh và xây dựng quốc gia vững mạnh vì lợi ích của hai nước.

Ông Kim Jong Un cũng nêu rõ hiệp ước là văn kiện mang tính xây dựng, phòng thủ và hòa bình, đáp ứng quan hệ chiến lược giữa hai nước trong thời đại mới khi vị thế hai nước trong cấu trúc địa chính trị ế giới đã thay đổi.

Tổng cộng, tài liệu bao gồm 23 điều.Trong đó, các điều có ý nghĩa quan trọng như điều 1, 2, 3, 4, 5, 6, 23.

Điều 1 nêu rõ, hai bên hình thành quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện dựa trên các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không xâm lược lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ, bình đẳng và các nguyên tắc pháp lý quốc tế khác liên quan quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước, có tính đến luật pháp và nghĩa vụ quốc tế của nước mình. Duy trì và phát triển mối quan hệ lâu dài.

Theo Điều 3, trong trường hợp có đe dọa trực tiếp xâm lược vũ trang chống lại Moscow hoặc Bình Nhưỡng, hai bên phải “thỏa thuận về các biện pháp thực tế khả thi để phối hợp lập trường của nhau, phù hợp với yêu cầu của một trong hai bên và đảm bảo hợp tác nhằm loại bỏ mối đe dọa”. Khi đó, các cuộc đàm phán song phương sẽ bắt đầu ngay lập tức.

Điều quan trọng nhất của thỏa thuận nằm ở Điều 4, theo đó “nếu một trong hai bên rơi vào tình trạng chiến tranh do bị một hoặc nhiều quốc gia tấn công vũ trang, bên kia sẽ ngay lập tức cung cấp hỗ trợ quân sự bằng tất cả các phương tiện sẵn có theo Điều 51 của Hiến chương ên hợp quốc và luật pháp của Triều Tiên và Nga”.

Trước sự gắn kết Nga- Triều Tiên ngày càng khăng khít, Hàn Quốc và Nhật Bản đều lên tiếng bày tỏ sự lo ngại.