Người Việt tạo ra 6,4 USD/giờ lao động, kém xa Thái Lan và Singapore

Theo ân hàng Thế giới (WB), năng suất lao động của người Việt ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2010-2020, đạt 64%, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, mức năng suất lao động tuyệt đối vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, nhất là các nước phát triển.

Năng suất lao động theo giờ của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực.

Theo Tổ chức Năng suất châu Á (APO), năm 2020, giá trị sản xuất mỗi giờ lao động của người Việt Nam chỉ đạt 6,4 USD, so với 14,8 USD ở ái Lan và 68,5 USD ở Singapore.

Báo cáo mới đây của WB đánh giá, Việt Nam đã trở thành ngôi sao kinh tế toàn cầu trong 30 năm qua và có tốc độ tăng trưởng GDP thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Từ năm 1990 đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 5,3%, nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế nào khác trong khu vực ngoại trừ Trung Quốc.

Thành tích vượt trội này được thúc đẩy bởi ba động cơ tăng trưởng: tích lũy vốn nhanh, nguồn cung lao động dồi dào và tăng trưởng năng suất cao, được củng cố bởi những cải thiện trong môi trường kinh doanh, tăng cường chất lượng vốn con người và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn.

Khu vực tư nhân đã đóng vai trò trung tâm trong sự thịnh vượng ngày càng tăng của Việt Nam. Được thúc đẩy bởi độ mở thương mại và mô hình tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu, Việt Nam đã thu hút được lượng lớn vốn FDI vào các phân khúc thâm dụng lao động của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu (GVC). Sự tăng trưởng nhanh của khu vực tư nhân cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu nhanh chóng, thể hiện qua tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp giảm nhanh chóng và sự gia tăng tương ứng về việc làm trong công nghiệp và dịch vụ.

Việc làm có tay nghề trung bình và cao tăng lên khi người lao động rời khỏi khu vực nông nghiệp để chuyển sang các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, WB nhìn nhận, những nghề đòi hỏi tay nghề cao vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ (7%) trong lực lượng lao động của Việt Nam và thị trường lao động bị chi phối bởi những việc làm có tay nghề thấp và trung bình.

Trong khi khu vực tư nhân trong nước rất năng động và tăng trưởng nhanh chóng thì năng suất vẫn là một thách thức. Mặc dù năng suất lao động của Việt Nam tăng khoảng 2/3 kể từ năm 2010 nhưng vẫn chỉ ở mức khoảng 10% so với mức của (theo Tổ chức Năng suất Châu Á, 2022).

WB cho rằng, Việt Nam cần tăng năng suất của khu vực tư nhân trong nước để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Việc duy trì mức tăng trưởng GDP bình quân 5,9% mỗi năm cần thiết để đạt được mục tiêu đầy tham vọng vào năm 2045 sẽ đòi hỏi phải tăng năng suất của khu vực tư nhân trong nước.

Trong đó, vai trò của tăng trưởng năng suất do khu vực tư nhân dẫn dắt sẽ đặc biệt quan trọng khi các nguồn tăng trưởng lịch sử của đất nước đang dần mất đi động lực: tích lũy vốn bị hạn chế do đầu tư công tương đối thấp do chính sách tài khóa thận trọng và những thách thức trong việc thực hiện, trong khi đóng góp nguồn cung lao động cũng giảm do tốc độ già hóa nhanh (Ngân hàng Thế giới, 2023). Điều này khiến tăng trưởng năng suất, bên cạnh việc tiếp tục tích lũy vốn của khu vực tư nhân, trở thành động lực tăng trưởng chính trong tương lai.

Theo WB, các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đặc biệt phù hợp với các quốc gia có thu nhập trung bình, chẳng hạn như Việt Nam, vì tốc độ tăng năng suất trong tương lai của các doanh nghiệp này ngày càng được thúc đẩy bởi sự đổi mới và hấp thụ công nghệ doanh nghiệp hiệu quả hơn và cho phép các công ty có năng suất cao hơn, hầu hết là các công ty khởi nghiệp đổi mới, tham gia và các công ty có năng suất thấp rời khỏi thị trường.

Chia sẻ kinh nghiệm từ quốc tế, ông Jonathan Pincus, Chuyên gia Kinh tế quốc tế cấp cao của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, cho biết Việt Nam là nước thu nhập trung bình đạt được tăng trưởng đáng “ngưỡng mộ” trong một thời gian. Song, vấn đề đặt ra là Việt Nam liệu có rơi vào bẫy thu nhập trung bình như các nước trên hay không? Theo chuyên gia của UNDP, vấn đề then chốt là Việt Nam phải thành công trong xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia. Ngoài ra, chuyên gia của UNDP cũng góp ý vào công tác đào tạo chuyên sâu, sau đại học ở Việt Nam.

Lê Thúy