Nhiều quốc gia muốn các 'ông lớn' công nghệ trả tiền cho tin tức

Nối tiếp những chính sách về việc thỏa thuận bản quyền giữa những “ông lớn” công nghệ với các hãng truyền thông nội địa của Australia, ,… Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 20/2 đã ký một quy định yêu cầu các nền tảng công nghệ phải trả một số tiền cho các phương tiện truyền thông cung cấp nội dung. Động thái này nhằm cân bằng sân chơi giữa ngành công nghiệp truyền thông trong nước và các hãng công nghệ lớn.

Theo đó, các hãng công nghệ toàn cầu, sẽ phải chi trả một số tiền cho các cơ quan báo chí khi sử dụng nội dung của báo chí trên nền tảng của mình. Quy định cũng yêu cầu các nền tảng công nghệ phải ưu tiên cho các nội dung tin tức do các cơ quan báo chí sở tại sản xuất, đóng góp vào các chương trình đào tạo nhà báo và hạn chế lan truyền tin giả tại Indonesia. Quy định này có hiệu lực sáu tháng kể từ khi ban hành vào ngày 20/2 vừa qua.

Nhiều quốc gia trên thế giới đòi các Big Tech phải trả tiền cho tin tức.

Điều luật này nhằm giải quyết những khiếu nại vốn đã có từ lâu của các hãng truyền thông trong nước về việc họ đang dần mất đi doanh thu cho các nền tảng trực tuyến vì những gã khổng lồ công nghệ được hưởng lợi từ việc sử dụng nội dung và các tính năng khác mà không phải trả phí. Chính phủ Indonesia cũng lưu ý rằng các hãng công nghệ lớn này đang thống trị thị trường quảng cáo trong nước, với 60% thị phần, tác động mạnh mẽ tới người đọc và các hãng tin tức.

Indonesia không phải quốc gia đầu tiên ban bố chính sách này. Năm 2020, Australia đã công bố dự thảo luật đầu tiên trên thế giới buộc và Facebook phải trả tiền nội dung cho các phương tiện truyền thông truyền thông, bất chấp sự phản đối từ những từ các “gã khổng lồ” này. Theo đó, các hãng công nghệ lớn như Google và Meta sẽ phải đàm phán với các công ty truyền thông Australia để sử dụng nội dung của họ.

Điều này cũng bao gồm các vấn đề như quyền truy cập vào dữ liệu người dùng, sự minh bạch của các thuật toán và kết quả tìm kiếm của các nền tảng. Đây được xem như động thái đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp truyền thông tin tức Australia, cũng như bảo vệ môi trường cạnh tranh truyền thông bền vững.

Bên cạnh đó, vào cuối năm ngoái, Canada và Google đã đạt được thỏa thuận để công ty công nghệ này chi trả 73,6 triệu USD hàng năm, tương đương với 100 triệu CAD, cho các nhà xuất bản tin tức trong nước. Thỏa thuận này đã giải quyết những lo ngại của Google về Đạo luật tin tức trực tuyến mà Canada thông qua vào 6/2023 với mục tiêu là buộc các công ty Internet lớn chia sẻ doanh thu quảng cáo với các hãng tin trong nước.

Hay một dự luật tại bang California của Mỹ sẽ buộc các công ty Big Tech phải trả tiền cho các tờ báo vì việc đăng và sử dụng nội dung tin tức của họ. Quyết định này là một trong hàng trăm dự luật đã được thông qua tạiHội đồng Thượng viện và Hạ viện tiểu bang với sự ủng hộ cả đảng Dân chủ và Cộng hòa. Dự luật yêu cầu các công ty như Google và Meta chia sẻ với các công ty truyền thông California doanh thu quảng cáo phát sinh từ tin tức và các nội dung khác.

Dự luật cũng sẽ yêu cầu ít nhất 70% của doanh thu sẽ phải trả cho các nhà báo. Việc phân bổ nguồn tiền như vậy sẽ giúp các tổ chức truyền thông địa phương tồn tại sau khi doanh thu quảng cáo nhiều tờ báo giảm sút trong thời đại số.

Cùng với đó, Ủy ban Cạnh tranh của Pháp đã chấp nhận các cam kết ràng buộc về mặt pháp lý từ Google để trả tiền cho các phương tiện truyền thông trong nước bất cứ khi nào nội dung của họ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trực tuyến và buộc nền tảng này phải chia sẻ thông tin cần thiết để xác định xem số tiền đó có công bằng hay không. Quyết định này được đưa ra một năm sau khi Pháp phạt gã khổng lồ tìm kiếm 500 triệu euro vì coi thường quy định bản quyền của Liên minh Châu Âu yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải bồi thường cho các hãng tin trên toàn khối 27 quốc gia khi nội dung của họ được hiển thị trực tuyến.

Chính phủ Ấn Độ cũng tìm các giải pháp để các công ty công nghệ lớn như Meta, Google, Apple, Amazon,... trả cho các tờ báo Ấn Độ và các nhà xuất bản tin tức kỹ thuật số 1 phần doanh thu để sử dụng nội dung gốc của họ. Một số tổ chức Ấn Độ cũng cáo buộc các công ty công nghệ này lạm dụng vị trí thống trị trong ngành công nghiệp tin tức để áp đặt các điều kiện không công bằng cho các hãng truyền thông truyền thống.

Đồng thời, trước sự kiện Google Tin tức ngừng hoạt động ở ây Ban Nha trong suốt 8 năm cho đến 2022, các công ty truyền thông tin tức ở Tây Ban Nha đã tính phí các công cụ tìm kiếm như Google vì hiển thị nội dung có bản quyền theo luật mới do chính phủ Tây Ban Nha đề xuất.

Biện pháp này phản ánh những động lực tương tự trên khắp châu Âu khi các nhà xuất bản ở Bồ Đào Nha, Pháp, Bỉ và Đức cũng đã yêu cầu bồi thường cho các liên kết, đoạn trích, tiêu đề và đoạn dẫn xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm và tổng hợp tin tức như Google News hay Yahoo news.

CTV Ngọc Anh/VOV.VN Tổng hợp