Nội chiến Trung Quốc: Hòn đảo nhỏ bằng sân golf cực kỳ đắt giá (2)

Vào lúc 8 giờ sáng ngày 18/12/1955, 54 máy bay cường kích Il-10 và máy bay ném bom hai động cơ Tu-2, được hộ tống bởi 18 máy bay chiến đấu La-11, đã tấn công sở chỉ huy và các vị trí pháo binh của quân Quốc dân đảng trên đảo Đại Trần.

Đây là đợt đầu tiên của cuộc oanh tạc trên không, kéo dài liên tục 6 giờ, có sự tham gia của 184 máy bay, ném hơn 115 tấn bom xuống hòn đảo trên. Nhưng đây chỉ là mũi nghi binh, hướng tiến công chính là vào đảo Nhất Giang Sơn, cách đảo Đại Trần 11 km.

Trong khi đó, bốn tiểu đoàn pháo hạng nặng tầm xa và pháo ven biển của PLA đã thực hiện bắn kiểu "màn đạn", với hơn bốn mươi mốt nghìn quả đạn lên đảo Nhất Giang Sơn. Đây là một đảo nhỏ ở gần cửa sông Tiêu Giang (tỉnh Chiết Giang), do quân Quốc Dân Đảng chiếm giữ.

Sau màn pháo kích dữ dội là cuộc tấn công đổ bộ của PLA lên đảo Nhất Giang Sơn, được bắt đầu từ 2 giờ chiều, với sự tham gia của 3.000 quân, thuộc Trung đoàn bộ binh 178 và một tiểu đoàn của Sư đoàn 180. Hạm đội có 140 tàu đổ bộ và tàu vận tải, được hộ tống bởi bốn tàu khu trục nhỏ, hai tàu pháo và sáu tàu pháo tên lửa.

Những chiếc tàu bắt đầu tấn công hòn đảo, bằng hỏa lực trực tiếp, với sự tham gia của các binh sĩ thuộc trung đoàn 180. Những binh sĩ này đã buộc súng bộ binh của họ lên boong của những chiếc tàu đổ bộ, để góp hỏa lực vào cuộc tấn công.

Vào thời điểm này, hầu hết hỏa lực của quân Quốc dân đảng trên đảo Nhất Giang Sơn đã cơ bản bị dập tắt, mặc dù pháo binh phòng thủ đảo vẫn đánh chìm một tàu đổ bộ của PLA, làm hư hại 21 chiếc khác và làm bị chết và bị thương hơn một trăm thủy thủ PLA.

Trên hướng tiến công chủ yếu chiếm đảo, do các binh sĩ của Trung đoàn 180 thực hiện, đổ bộ lên bãi biển phía nam lúc 2:30 chiều; mũi thứ yếu là một tiểu đoàn, của sư đoàn 178 đổ bộ ở phía bắc. Các bãi đổ bộ có tổng chiều ngang không quá 1.000 mét; tuy nhiên hỏa từ hai tổ súng máy còn nguyên vẹn, đã gây ra nhiều thương vong cho quân PLA.

Lúc này PLA phải cho máy bay ném bom bay thấp và pháo hạm trên tàu chế áp mãnh liệt, mới dập tắt hỏa lực còn lại của lực lượng phòng thủ đảo. Lúc 3 giờ chiều, mũi xung kích thọc sâu đánh chiếm Sở chỉ huy đảo tại Đồi 93, được tăng cường thêm hai tiểu đoàn, từ Sư đoàn 178 tham gia.

Bị lực lượng tiến công của PLA áp đảo, quân đội Quốc dân đảng phải rút vào hầm ngầm và cố thủ trong đó. Quân đội PLA bắt đầu tiến công các công sự, hang động và đường hầm kiên cố bằng súng phun lửa và súng không giật.

Quân Quốc dân đảng phòng ngự trên đảo Nhất Giang Sơn, nhận được mệnh lệnh chỉ huy cuối cùng của chỉ huy cụm đảo, là tướng Wang Shen-ming, đóng ở Đồi 93 báo cáo rằng, quân PLA chỉ còn cách đó 50 mét. Ngay sau đó, vị chỉ huy đã tự sát bằng lựu đạn.

Đến 5:30 chiều, đảo Nhất Giang San được tuyên bố giải phóng; tướng Trương Ái Bình nhanh chóng di chuyển Bộ chỉ huy của mình đến hòn đảo, và tổ chức phòng ngự, đề phòng quân Quốc Dân Đảng ở đảo Đại Trần gần đó phản công tái chiếm.

Một số nguồn tin cho rằng, lực lượng quân đội Trung Quốc giữ đảo, có thể đã phải hứng chịu thương vong, do hỏa lực từ chính máy bay ném bom của Không quân Trung Quốc trong thời gian này.

Không chịu nổi đòn tiến công ồ ạt của PLA, tháng 2/1956, lực lượng Quốc dân đảng buộc phải rút quân ra khỏi đảo Đại Trần, một đảo nhỏ rộng 13,6 km2, cách đảo Nhất Giang Sơn 11 km. Sau đó PLA chiếm đảo Đại Trần.

Chiến dịch đánh chiếm đảo Đại Trần và Nhất Giang Sơn đã làm 1.529 binh lính của PLA chết và bị thương (trong đó có 416 người chết). Đổi lại, PLA tuyên bố lực lượng phòng thủ của Quốc dân đảng đã thiệt mạng 567 người và 519 người còn lại bị bắt làm tù binh.

Trong khi Đài Loan cho là tổng số thực sự là 712 binh sĩ thiệt mạng, 12 y tá và khoảng 130 người bị bắt làm tù binh.

Sau khi Đài Loan để đảo Đại Trần và Nhất Giang Sơn rơi vào tay Trung Quốc đại lục, Mỹ vẫn cam kết hợp pháp trong việc bảo vệ Đài Loan, mặc dù sau này, Mỹ không còn công nhận Đài Loan là đại diện của Trung Quốc.

Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan ở thời điểm hiện tại, hầu hết giới quân sự đều cho rằng, Trung Quốc sẽ sử dụng chiến thuật hiện đại, tương đương với chiến thuật được sử dụng chiếm đảo Nhất Giang Sơn, đó là tiến hành một cuộc pháo kích lớn bằng tên lửa tầm xa và bằng không quân, trước khi tiến hành chiến dịch đổ bộ

Gần 70 năm từ cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1, thế và lực của Quân đội Trung Quốc đã khác; tuy nhiên bất kỳ một cuộc đổ bộ chiếm đảo nào của Trung Quốc lên Đài Loan, chắc chắn sẽ bị chống trả quyết liệt, và thương vong của cả hai phía sẽ chắc chắn sẽ rất lớn, nếu nhìn lại từ cuộc đổ bộ chiếm đảo Nhất Giang Sơn năm 1955. Nguồn ảnh: QQ.

Những thước phim cực kỳ quý giá về cuộc nội chiến Trung Quốc. Nguồn: Breff.

Tiến Minh