'Nóng' tuần qua: Thủ tướng Chính phủ kiểm tra các công trình trọng điểm; không khí lễ hội khắp cả nước

Chủ tịch nước dự Lễ phát động ết trồng cây 'Đời đời nhớ ơn Bác Hồ'

Sáng 15/2, tại xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024.

Phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" vào mỗi dịp Tết Nguyên đán vừa góp phần quan trọng vào việc trồng cây, vừa tạo lan tỏa cho Đề án "Trồng một tỷ cây xanh".

Trong ba năm 2021 - 2023 thực hiện Đề án, cả nước đã trồng được gần 770 triệu cây xanh, đạt trên 121% so với kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Đề án trong 3 năm qua là gần 9,5 nghìn tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 23,8%, nguồn vốn còn lại từ xã hội hóa và nguồn vốn khác.

Phát biểu tại Lễ phát động, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, thực hiện lời dạy của Bác Hồkính yêu: “Mùa xuân là Tết trồng cây - Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”. Hơn 6 thập niên đã trôi qua, “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” đã trở thành truyền thống, tập quán, một nét đẹp văn hóa, một phong trào quần chúng sâu rộng mang lại lợi ích to lớn cho đất nước. Trồng cây gây rừng đã góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Năm 2023 vừa qua, tỷ lệ che phủ rừng được duy trì trên 42%. Công tác bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực. Lần đầu tiên nước ta chuyển nhượng thành công lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn các bon, trị giá gần 1.200 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra các dự án giao thông quan trọng ở à Nội và khu vực phía Nam

Dịp đầu xuân, Thủ tướng ạm Minh Chính thăm, chúc Tết công nhân, người lao động tại dự án giao thông quan trọng ở Hà Nội và khu vực phía Nam.

Sáng 12/2 (mồng 3 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm công trường xây dựng Nhà ga S12 (đường Trần Hưng Đạo) thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội.

Sau 13 năm thi công, với nhiều lần điều chỉnh, hiện Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội mới thực hiện đạt khoảng 78%. Trong đó, đoạn trên cao đạt khoảng 99%, đoạn ngầm mới đạt khoảng 40%. Theo quyết định điều chỉnh mới nhất, Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2027.

Thăm công trường xây dựng Nhà ga S12, Thủ tướng yêu cầu xử lý kịp thời, hiệu quả các vướng mắc phát sinh, với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn; khẳng định, Chính phủ và Thành phố Hà Nội tiếp thục phân tích nguyên nhân có các giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy triển khai dự án.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 của Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chiều 12/2 (mồng 3 Tết), Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra tình hình triển khai, thi công Dự án Nhà ga hành khách T3, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ 4 Thủ tướng Chính phủ tới kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy công trình trọng điểm quốc gia này.

Thủ tướng đề nghị các nhà thầu xây dựng lại biểu đồ tiến độ; phát động phong trào thi đua, huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực; nghiên cứu, cải tiến biện pháp thi công đẩy nhanh tiến độ dự án, phấn đầu hoàn thành công trình trước ngày 30/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tiếp tục chương trình kiểm tra tình hình triển khai, thi công các dự án hạ tầng giao thông quan trọng ở khu vực phía Nam, ngày 13/2 (tức mùng 4 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra việc triển khai Dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (Đồng Nai); Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Trong đó, đối với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, Đồng Nai, Thủ tướng đã yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xác định năm 2024 là năm tăng tốc, đến 2026 hoàn thành công trình.

Các điểm du lịch, văn hóa đông khách dịp Tết Nguyên đán

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hoạt động du lịch trên cả nước diễn ra sôi nổi, thu hút lượng đông khách nội địa đi du lịch, tham quan du xuân, nhiều đoàn khách quốc tế đã chọn tới Việt Nam đón giao thừa, trải nghiệm văn hóa truyền thống.

Dòng người đổ về chùa Thiên Trù, lên động Hương Tích trong ngày chính hội . Ảnh: Lê Sơn

Trong dịp Tết nguyên đán, từ ngày 8/2 - 14/2/2024, ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 10,5 triệu lượt khách nội địa (tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó có khoảng 3,5 triệu lượt khách lưu trú (tăng 75% so với cùng kỳ năm 2023); công suất phòng trung bình ước đạt khoảng từ 45 - 50% tại hệ thống cơ sở lưu trú du lịch (trong đó cơ sở lưu trú du lịch cao cấp từ 4 - 5 sao ở một số địa phương trọng điểm du lịch đạt công suất cao hơn, tập trung vào các ngày 3, 4 Tết).

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cũng ghi nhận số lượng khách quốc tế đến tăng cao ở nhiều địa phương: Đà Nẵng ước đón gần 177.000 lượt; Hà Nội ước đón gần 103.000 lượt khách, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023; Ninh Bình ước đón gần 100.000 lượt; Quảng Nam ước đón 97.000 lượt, tăng 42%; Quảng Ninh ước đón 89.767 lượt; Tp. Hồ Chí Minh ước đón 75.000 lượt, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023; Kiên Giang ước đón 44.370 lượt, tăng gấp 4,8 lần so với cùng kỳ năm 2023…

Dịp đầu xuân, một loạt lễ hội trên cả nước đã được tổ chức. Sáng 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện". Đây là lễ hội có quy mô và thời gian tổ chức dài nhất miền Bắc, đến hết tháng 3 âm lịch. Trước đó, Tối 13/2 (tức mùng 4 Tết Giáp Thìn), Hội Xuân núi Bà Đen năm 2024 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh” đã khai mạc. Hội Xuân núi Bà Đen là hoạt động lễ hội thường niên tại Khu Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen nhân dịp đón năm mới. Chuỗi hoạt động thuộc Hội xuân Núi Bà Đen kéo dài đến hết 29 tháng Giêng Âm lịch (tức 9/3). Trong tháng giêng, ước tính có khoảng 700 lễ hội trên khắp cả nước thu hút đông đảo người dân tham gia…

Doanh nghiệp ra quân sản xuất đầu năm

Ngày 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu ra quân sản xuất đầu năm với khí thế tưng bừng và nhiều kỳ vọng cho năm mới. Đơn cử, sáng 15/2, hơn 12.000 cán bộ nhân viên Tổng Công ty May 10 (May 10) tại 8 tỉnh, thành phố đồng loạt ra quân, bắt đầu ngày làm việc đầu tiên năm Giáp Thìn với quyết tâm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra trong năm 2024.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty May 10 khẳng định, đã chủ động, bứt phá tìm lối đi riêng, từ định hướng chiến lược của cả tập thể gắn bó. Có được điều đó là có sự động viên hỗ trợ của các cấp, các ngành như Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Còn đã sớm ra quân trong những ngày Tết để đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết Giáp Thìn 2024. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc chuỗi WinMart cho biết, hệ thống bán lẻ WinCommerce, đơn vị chủ quản chuỗi siêu thị WinMart và cửa hàng tiện lợi WinMart+/WIN đã mở cửa phục vụ Tết cho tới ngày 9/2/2024 (tức 30 Tết m lịch) và hoạt động trở lại vào ngày 13/2/2024 (tức mùng 4 Tết m lịch).

Tổng hợp của các cấp Công đoàn Thành phố Hà Nội, đến trưa ngày 15/2, có hơn 80% doanh nghiệp đã mở xưởng để sản xuất, với gần 89% số công nhân lao động (CNLĐ) trở lại làm việc (số CNLĐ trở lại làm việc tại các doanh nghiệp đã mở cửa sản xuất). Số doanh nghiệp còn lại dự kiến sẽ mở xưởng làm việc từ thứ 2, ngày 19/2 (tức ngày 10 Tết Nguyên đán).

Theo đại diện LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên, tính đến chiều ngày 15/2, trên địa bàn tỉnh đã có 98% công nhân về quê đón Tết đã trở lại nơi làm việc an toàn; các đơn vị, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh đã thực hiện sản xuất vào ngày 15/2 theo đúng quy định. Theo thống kê từ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đến ngày 16/2, gần 98% lao động tại các doanh nghiệp, đơn vị đã trở lại làm việc…

XM/Báo Tin tức