Phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm

Thu hoạch lúa đặc sản tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. (Ảnh Quang Anh)

Minh chứng rõ nét cho điều này thể hiện ở thành tựu phát triển của các lĩnh vực nổi bật như: Nông nghiệp, giáo dục, an ninh-quốc phòng; trong đó, tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản gắn với chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội ước thực hiện năm 2023 so với năm 2022 đạt và vượt so với kế hoạch: 10/28 chỉ tiêu (trong đó chỉ tiêu về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 106,41% so với năm 2022).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh ơn La Nguyễn Thành Công cho biết, hiện nay, có 28 sản phẩm mang địa danh của tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ (trong đó giai đoạn 2020-2023 là bảy sản phẩm); có hai sản phẩm được bảo hộ tại nước ngoài (chè Shan Tuyết và xoài tròn Yên Châu). Năm 2023, tỉnh Sơn La có thêm hai sản phẩm mang địa danh của tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ (gạo Phù Yên và rượu Hang Chú, Bắc Yên).

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và việc Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới hiện nay, vấn đề bảo hộ, bảo vệ, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương, nhất là địa phương có nhiều sản phẩm đặc sản, đặc thù như Sơn La. Những quy định khắt khe từ các hiệp định thương mại, chính sách bảo hộ của từng quốc gia đòi hỏi từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế buộc phải thay đổi nhận thức về sở hữu trí tuệ để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà ngay tại sân nhà, cũng phải tính toán các giải pháp để giữ thị phần trước các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và việc Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới hiện nay, vấn đề bảo hộ, bảo vệ, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương, nhất là địa phương có nhiều sản phẩm đặc sản, đặc thù như Sơn La.

Theo chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sơn La đã tích cực triển khai bảo hộ tài sản trí tuệ cho các sản phẩm của địa phương, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh; trong đó, đã chủ động tham mưu các cơ chế, chính sách phù hợp và tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nghệ để phục vụ cho việc phát triển tài sản trí tuệ. Tỉnh đã ban hành các văn bản phù hợp điều kiện thực tế phát triển của địa phương; khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới của các cá nhân, tổ chức đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn tỉnh trong việc nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ, nhất là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu. Định hướng giai đoạn 2021-2025, Sơn La tập trung giải quyết yêu cầu về phát triển xanh, nhanh và bền vững; tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng, phát triển bảo vệ thương hiệu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Mặt khác, tỉnh cũng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, tập trung hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho các mặt hàng nông sản.

Đồng chí Nguyễn Thành Công cho biết thêm: Các nông sản của tỉnh sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, diện tích được mở rộng, sản lượng tăng đáng kể, thị trường tiêu thụ được mở rộng, vào cả các siêu thị, cửa hàng tiện ích như: Big C, Coop Mart, Mega Market…; tăng cơ hội xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các sản phẩm sau khi được bảo hộ tài sản trí tuệ đã phát huy được giá trị, mở rộng vùng sản xuất, nâng cao chất lượng, thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn vào xây dựng nhà máy, đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến để chế biến sâu như: Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Sơn La của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; Nhà máy Chế biến, bảo quản nông sản công nghệ cao của Công ty IC Food Sơn La; Nhà máy Chế biến rau quả và đồ uống công nghệ cao của Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm công nghệ cao của Tập đoàn TH; Nhà máy Chế biến cà phê Sơn La của Công ty cổ phần Phúc Sinh...

Hiện nay, tỉnh Sơn La phát triển 280 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; đã được cấp 294 mã số vùng trồng và 34 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; 110 sản phẩm OCOP; năm vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trong thời gian tới, Sơn La tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ; thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; phát triển, quản lý đối với giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, phù hợp điều kiện phát triển của từng địa bàn; xây dựng quy trình sản xuất, chăm sóc cây trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó, cần ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, trong đó bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, chế biến đối với các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đã được cấp văn bằng bảo hộ…