Tên lửa hành trình Kh-101: Sự kết tinh của công nghệ quân sự Nga

Tên lửa Kh-101 là loại tên lửa hành trình có tốc độ dưới âm, phóng từ không trung, theo kiểu rơi tự do từ máy bay ở độ cao từ 3.000 đến 12.000 m. Kh-101 được Nga thử nghiệm trong thực chiến, tại chiến trường Syria từ năm 2015.

Tên lửa Kh-101 có trọng lượng chiến đấu 2.400 kg, chiều dài tên lửa 745 cm (bao gồm cả đầu đạn), đường kính thân lớn nhất khoảng 0,5 mét. Tên lửa có tầm bắn tối đa là 5.500 km, tốc độ hành trình bình thường từ 700-720 km/h, trần bay từ 30 m đến 6000 m.

Tên lửa hành trình Kh-101 có mức chính xác rất cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) tối đa 20 mét. Độ chính xác cho các mục tiêu di động lên đến 10 m, độ chính xác cao nhất 5 m.

Theo một số nguồn tin, Kh-101 có thể bay 10 giờ, với cự ly tối đa lên đến 10.000 km. Vượt xa loại tên lửa tương tự là AGM-86B và AGM-86C hiện đang trang bị trong quân đội Mỹ, với tầm bắn chỉ khoảng 1.200 km .

Với tầm bắn xa như vậy, cho phép lực lượng không quân Nga, tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương; tránh khả năng phải xâm nhập vào không phận đối phương, vốn đầy rẫy rủi ro.

Ví dụ, với máy bay ném chiến lược Tu-160M2, bay từ căn cứ không quân Engels ở vùng lãnh thổ thuộc châu Âu của Nga, với bán kính 6.000 km; sau đó phóng đi một loạt tên lửa Kh-101 vào các mục tiêu trên khắp Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Trung Quốc, mà không cần phải rời khỏi không phận nước Nga.

Như vậy, với tên lửa Kh-101 cùng với các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa như Tu-160, Tu-95MS, Tu-22M3, cho cho phép Không quân Nga có khả năng tấn công chính xác tầm siêu xa. Ưu thế này trước kia chỉ giành cho quân đội Mỹ.

Tên lửa Kh-101 sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga; giai đoạn tấn công mục tiêu sau cùng sử dụng hệ thống dẫn đường quang ảnh; tên lửa sẽ tự sàng lọc mục tiêu theo tọa độ và hình ảnh thực tế. Nếu như mọi thứ đúng theo lập trình, hệ thống dẫn hướng sẽ đưa tên lửa lao thẳng vào mục tiêu.

Trong hành trình bay, Kh-101 có thể tự điều chỉnh quỹ đạo bay, né tránh radar đối phương phát hiện. Với thiết kế tàng hình, Kh-101 có mặt cắt radar thấp (khoảng 0,01m) và tên lửa sử dụng vật liệu chế tạo hấp thụ năng lượng sóng radar, nên giúp Kh-101 giảm tối đa khả năng phản xạ sóng radar so với các tên lửa Mỹ.

Ngoài công nghệ thiết kế tên lửa để giảm mức độ bộ lộc tín hiệu radar; để tránh sự phát hiện của các hệ thống radar và quan sát hồng ngoại của đối phương, Kh-101 còn được thiết kế để luôn bay bám địa hình ở độ cao cực thấp như tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.

Điểm khác biệt lớn với tên lửa hành trình Mỹ là Kh-101 sử dụng công nghệ đầu dò quang điện, để xác định độ cao thay vì sử dụng máy đo cao vô tuyến như của tên lửa Tomahawk. Đây là một cải tiến rất quan trọng, giúp tên lửa có thể chống được các biện pháp phòng vệ điện tử của đối phương.

Với tính năng kỹ chiến thuật vượt trội, tên lửa Kh-101 kết hợp cùng với máy bay ném bom chiến lược, có thể đảm nhiệm tấn công chính xác các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương, trên phạm vi toàn thế giới một cách hoàn toàn bất ngờ.

Các loại máy bay ném bom của Nga hiện nay sau khi nâng cấp đều mang được tên lửa loại này, máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160M2 có khả năng mang 12 tên lửa KH-101, Tu-95MS16 mang được 8 tên lửa, Tu-22M3 mang 4 quả và máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 mang được 2 tên lửa Kh-101.

Tên lửa Kh-101 có nhiều phiên bản, nhưng chỉ khác nhau ở phần đầu đạn. Phiên bản mang đầu đạn thông thường, có trọng lượng đầu nổ 400 kg; phiên bản mang đầu đạn nhiệt áp hoặc đầu đạn catset. Phiên bản Kh-102 được thiết kế để mang một đầu đạn hạt nhân, có đầu nổ tương đương 250 kiloton.

Với tầm bắn xa, mức chính xác cao, độ bí mật cao và có thể mang được nhiều loại đầu đạn, tên lửa Kh-101 là loại vũ khí có sức mạnh răn đe lớn đối với những kẻ thù tiềm tàng. Đó là lý do để Mỹ và phương Tây luôn cảm thấy bất an và phải dè chừng với loại vũ khí tiến công xuyên lục địa này của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiến Minh