'Tết thời Covid' vui khỏe nhờ vận động tại nhà

Vào những ngày lễ Tết, trẻ thường có tâm lý thèm nghỉ ngơi, thư giãn bù cho những ngày học tập căng thẳng. Cha mẹ cũng thường chiều theo sở thích và cho phép con dùng máy tính, điện thoại,… để tiêu khiển, thay vì dành thời gian vận động.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái ù lì, không bắt kịp thời gian biểu học tập của trường sau kỳ nghỉ Tết.

Thực tế, “liều thuốc” tốt nhất cho sự uể oải là vận động kết hợp dinh dưỡng. Cha mẹ có thể cùng con xây dựng biểu đồ tăng cường sức khỏe dịp Tết theo quy tắc 4-3-2-1: Ngoài 4 nhóm chất, 3 bữa chính, 2 ly sữa, cần chú trọng 1 giờ vận động mỗi ngày. Trong đó, mẹ có thể tối ưu hiệu quả quá trình vận động của con bằng một số mẹo hữu ích.

Tâm sự để khám phá sở thích vận động của con

Hoạt động thể chất của trẻ gồm tất cả chuyển động cơ thể, từ các bài tập cường độ trung bình đến cao như leo núi, chạy bộ, bơi lội, tập võ, đá bóng,… đến hoạt động đơn giản như chơi trong vườn, dạo bộ cùng bố mẹ, chạy nhảy khắp nhà,... Hoạt động nào cũng góp phần phát triển kỹ năng vận động, tốt cho xương, cơ bắp cũng như kỹ năng nhận thức và xã hội của trẻ.

Bố mẹ nên ủng hộ con chọn môn thể thao theo sở thích, phù hợp lứa tuổi.

Ở khía cạnh khác, vận động có thể xem là thú vui tiêu khiển và trẻ có quyền được lựa chọn hình thức tập luyện yêu thích. Bố mẹ nên khuyến khích và ủng hộ bất kỳ hình thức thể thao nào con muốn miễn phù hợp lứa tuổi. Bằng cách này, con sẽ cảm thấy hào hứng mỗi giờ vận động, từ đó hình thành niềm đam mê với việc tập luyện.

“Phép màu” khi kết hợp âm nhạc và thể thao

Theo Bộ Giáo dục New Zealand, trẻ em vốn được sinh ra trong một thế giới của âm thanh và chuyển động. Âm nhạc giúp phát triển trí tuệ, khả năng tưởng tượng, bồi đắp cảm xúc và là “chất liệu” quý giá hình thành sự sáng tạo. Trong khi đó, vận động là quá trình thúc đẩy sự phát triển toàn diện thể chất.

Vì vậy, hình thức “vận động trong âm nhạc” thúc đẩy sự phát triển toàn diện về khía cạnh nhận thức, kỹ năng xã hội và cải thiện thể chất cho trẻ. Đây cũng là cách hay để khơi gợi niềm vui, động lực tập luyện cho con.

Kết hợp âm nhạc và vận động giúp con tăng thêm hào hứng.

Nếu con đã chán bài tập quen, lười làm động tác cũ, mẹ có thể lồng ghép âm nhạc vào hoạt động chạy bộ, nhảy aerobic, tập võ,… để con có thể tự do chuyển động cơ thể trên nền nhạc thay vì đếm nhịp đơn giản. Dịp Tết, không khí tập luyện có thể được làm mới bằng cách chọn các ca khúc, nhạc nền về mùa xuân. Bằng cách này, con sẽ có thêm hứng thú tập luyện mà không cần mẹ giục hay nhắc nhở.

Chia nhỏ quỹ thời gian với đa dạng bài tập

Cách tốt nhất để biến thể thao thành một phần thói quen là giúp trẻ thích nghi với cường độ vận động. Vì thế, hãy chia nhỏ quỹ thời gian tập luyện trong ngày thành 15-20 phút/lần. Bên cạnh đó, vận động không chỉ gói gọn trong 1-2 ngày mà là một hành trình dài cần duy trì thường xuyên, liên tục. Do đó, sau Tết mẹ vẫn cần khuyến khích con duy trì tập luyện đều đặn.

Cũng giống người lớn, việc lặp lại các bài tập cũ có thể khiến trẻ thấy nhàm chán. Cha mẹ có thể kết hợp bài tập thể dục trong không gian hẹp (tại nhà) với lao động vừa sức. Các hoạt động này tạo nên lịch trình sinh hoạt đa trải nghiệm cho con.

Các hoạt động từ khéo tay hay làm đến vận động chân tay sẽ giúp bé hào hứng với lịch trình một ngày hơn.

Ví dụ, trẻ có thể cùng bố mẹ dọn dẹp, nấu ăn, sau đó dành 20 phút chơi đàn hoặc nhảy múa, hoặc làm vài món đồ thủ công thử thách sự khéo tay trong vòng 15 phút, dành 5-10 phút tưới cây cảnh, cho thú cưng ăn,... Một lịch trình đa dạng sẽ khởi tạo niềm lạc quan trong trẻ, cũng như duy trì nguồn năng lượng vận động suốt ngày dài.

“Mở khóa” năng lượng vận động bằng sữa tươi

Trong quy tắc 4-3-2-1, yếu tố quan trọng không kém vận động là dinh dưỡng bổ sung từ sữa tươi. Mỗi ngày tối thiểu 2 ly sữa tươi sẽ giúp trẻ tràn đầy năng lượng, thỏa thích vận động và vui chơi mà không mệt mỏi.

Đơn cử, một hộp sữa tươi Cô Gái Hà Lan có lượng đạm tương đương một quả trứng, canxi của một miếng súp lơ xanh, kali gần bằng quả chuối nhỏ, cùng nhiều vitamin B1, B12, i-ốt, phốt pho,... Sữa còn giàu protein, có thể giúp con bổ sung lượng đạm hao hụt trong quá trình vận động thể chất và tinh thần.

Bổ sung sữa tươi sau mỗi bữa ăn, nhất là sau bữa điểm tâm, giúp con khỏe mạnh hơn.

Mỗi sáng, mẹ nên “mở khóa” năng lượng cho con bằng một khẩu phần ăn đủ 4 nhóm chất, bên cạnh đó bổ sung một hộp sữa tươi để con thêm sức vượt qua mọi thử thách vận động trong ngày. Sau giờ tập, phần thưởng là món khoái khẩu như sữa tươi sẽ giúp con cân bằng dinh dưỡng, tái tạo năng lượng nhanh chóng.

Lam Anh - Giang Duy Linh