Tin tức kinh tế ngày 11/3: Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực (Ảnh minh họa)

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch đầu tuần

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 11/3, theo giờ Việt Nam, á vàng giao ngay đứng ở mức 2184,74 USD/ounce, tăng 5,58 USD so với cùng thời điểm ngày 10/3.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 11/3, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP HCM ở mức 79,5-82 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 10/3.

Tại , giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 79,45-81,95 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 10/3.

Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu rau quả sang Quốc

Số liệu từ Hải quan Trung Quốc công bố cho thấy, năm 2023, xuất khẩu rau, củ, quả và sản phẩm chế biến của các nước sang thị trường này đạt 24,4 tỷ USD. Trong đó, Thái Lan tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch 8,6 tỷ USD, chiếm 36% thị phần tại thị trường này. So với cùng kỳ năm 2022, thị phần của Thái Lan giảm gần 2%.

Đứng vị trí thứ 2 là Việt Nam với kim ngạch 3,4 tỷ USD. Thị phần của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc tăng gần gấp đôi từ 8% năm 2022 lên 14% năm 2023.

Việt Nam nổi lên như một hiện tượng và vượt hẳn Chile - quốc gia nhiều năm liền đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc.

Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

Theo Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 02/2024 ước tính giảm 18% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành Khai khoáng giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 6,5%; sản xuất và phân phối điện giảm 3,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,1%.

Tuy nhiên, tính chung hai tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp đã cho thấy những tín hiệu tích cực khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước mặc dù số ngày làm việc ít hơn do Tết Nguyên đán diễn ra trọn trong tháng 02/2024.

UOB dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6% năm 2024

Theo đại diện của ân hàng UOB, đơn vị này duy trì dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,0% cho năm 2024, nằm trong mục tiêu chính thức là 6,0-6,5%.

“Trong quý I năm 2024, chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm xuống còn 5,5% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chúng tôi dự đoán áp lực lạm phát sẽ tiếp tục tăng, với dự báo CPI toàn phần sẽ tăng lên mức 3,8% vào năm 2024, từ mức 3,25% vào năm 2023”, đại diện UOB chia sẻ.

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công gần 15.000 tỷ đồng tín phiếu

Ngày 11/3, ân hàng Nhà nước vừa chào bán tín phiếu có kỳ hạn 28 ngày theo phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu đơn giá.

Theo đó, đã 6 thành viên trúng thầu trên tổng số 18 thành viên tham gia dự thầu với khối lượng trúng thầu là 14.999,8 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu là 1,4%/năm. Tín phiếu sẽ được đáo hạn vào ngày 8/4/2024.

Đây là phiên chào bán tín phiếu trở lại sau hơn 4 tháng Ngân hàng Nhà nước tạm dừng và diễn ra trong bối cảnh tỷ giá tăng trong những tuần gần đây; thanh khoản hệ thống có phần dồi dào trở lại khi tăng trưởng tín dụng ở mức thấp.

Nhật Bản thoát khỏi suy thoái kinh tế

Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 11/3 cho biết nền kinh tế nước này đã thoát khỏi suy thoái nhờ tăng trưởng trong quý từ tháng 10 - 12/2023.

Theo CNBC, mức tăng GDP thực tế tính theo năm đạt 0,4%, chính thức đưa Nhật Bản thoát khỏi suy thoái khi có hai quý liên tiếp tăng trưởng âm. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước chưa đủ mạnh do giá hàng hóa ngày càng tăng cao đã tạo ra áp lực đè nặng lên các hộ gia đình. Tiêu dùng cá nhân, đóng góp hơn một nửa giá trị nền kinh tế nước này, đã giảm 0,3%, sâu hơn mức giảm 0,2% trước đây. Mặt khác, chi phí vốn cũng đã tăng 2,0%, điều chỉnh tăng từ mức giảm 0,1%.

P.V (t/h)