Tọa đàm 'Tình hình thế giới hiện nay và vai trò của Luật pháp Quốc tế'

Quang cảnh hội nghị.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, với những đột phá trên nhiều lĩnh vực, tác động ngày càng sâu sắc và nhiều chiều, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc.

Cạnh tranh công nghệ sẽ trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng trong cạnh tranh nước lớn, và là cơ hội cho các nước nhỏ hơn giành được lợi thế, phát triển kinh tế và gia tăng ảnh hưởng chính trị ngoại giao.

Trước tình hình đó, Trường ĐH Luật à Nội tổ chức Tọa đàm khoa học cấp Trường với chủ đề: “Tình hình thế giới hiện nay và vai trò của luật pháp quốc tế” vào ngày 14/6.

Nội dung tọa đàm tập trung vào ba vấn đề chính sau: Phân tích, đánh giá sâu tình hình, các xu thế lớn của ế giới và khu vực trong thời gian qua; những thành tựu, hạn chế của luật pháp quốc tế trong việc duy trì hòa bình và giải quyết xung đột toàn cầu thời gian qua và xác định vai trò của luật pháp quốc tế trong việc định hình thế giới trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Hội thảo là cơ hội để thảo luận, đề xuất các phương án để triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là mục tiêu nâng tầm đối ngoại đa phương và trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế

Theo PGS. TS Tô Văn Hòa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, có thế thấy, thế giới hiện nay đang có sự phân hóa sâu sắc và thúc đẩy tiến trình hình thành trật tự mới từ đơn cực sang đa cực khi các cường quốc tầm trung dần tăng cường vai trò của mình trong hệ thống quốc tế, cùng với việc các chủ thể tham gia quản trị toàn cầu ngày càng trở nên đa dạng. Điều này đang và sẽ tạo ra những thay đổi căn bản ở tất cả phương diện của đời sống thế giới.

Theo PGS. TS Tô Văn Hòa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, phát biểu.

Tất cả những yếu tố trên đang đặt ra cho áp luật quốc tế rất nhiều thách thức, đồng thời tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi mới; vừa mang đến những khó khăn, đòi hỏi cần phải luôn theo dõi, bám sát tình hình, vận dụng phương pháp khoa học để đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, để đề ra đường lối, chính sách, sách lược kịp thời.

Với phương châm theo sát các xu hướng chính trong tình hình quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; để ngày càng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hình thức nghiên cứu khoa học, giảng dạy của Nhà trường, đồng thời, tạo diễn đàn khoa học mở cho các nhà khoa học pháp lý, các chuyên gia trao đổi, thảo luận về tình hình thế giới hiện nay và vai trò của luật pháp quốc tế.

Đức Duy