TP.HCM dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 8 - 8,5%/năm

Ngày 28/2, Bộ KH&ĐT cùng UBND .HCM đã tổ chức Hội thảo tham vấn đối với dự thảo Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ KH&ĐT cùng UBND TP.HCM đã tổ chức Hội thảo tham vấn đối với dự thảo Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo báo cáo dự thảo Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, so sánh với 25 thành phố hàng đầu trong khu vực Châu Á, TPHCM có quy mô trung bình, nhưng trình độ phát triển ở mức thấp; năng lực cạnh tranh xếp thứ 15/25, trong đó thế mạnh lớn nhất của thành phố được đánh giá là lĩnh vực liên kết xã hội (đặc biệt là chỉ số HDI); hai lĩnh vực ở mức trung bình là công nghệ và hạ tầng giao thông vận tải (đặc biệt thể hiện ở so sánh tương đối tốt về chỉ số ứng dụng công nghệ số và thời gian di chuyển trung bình hàng ngày của người dân).

Ngoài ra, 2 chỉ số yếu nhất là chỉ số kinh tế (thu nhập bình quân đầu người) và mức độ quốc tế (thể hiện bởi sự có mặt của các doanh nghiệp lớn toàn cầu).

Trong bối cảnh quốc tế như vậy, TP.HCM sẽ có nhiều cơ hội mới, nhưng cũng sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức mới. Trong đó, việc nâng cao chất lượng nền kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn, thực hiện những cam kết quốc tế cũng như tăng cường kết nối, hợp tác toàn diện, nâng cấp các cửa ngõ, giao diện quốc tế là điều kiện tiên quyết để có thể phát triển và trở thành một đô thị quan trọng trong khu vực và thế giới.

Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao. Là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á.

Tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD; kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.

Theo TS. Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, các kịch bản nêu trong quy hoạch có phần chưa hợp lý: “Nếu thành phố chỉ chọn tăng trưởng 8,3% (kịch bản trung bình) thì vùng không thể đạt 9% như quy hoạch vùng đã xác định”. Theo ông, mức hợp lý phải là 9%.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT ễn Chí Dũng cho rằng, thời gian qua, TP. HCM đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhiều tiềm năng, thế mạnh của địa phương và các đột phá sáng tạo chưa được khai thác hiệu quả, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng tiềm năng lợi thế, kỳ vọng, vai trò đầu tàu, dẫn dắt đang có xu hướng suy giảm.

"Mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động đóng góp vào tăng trưởng thấp hơn trung bình cả nước; tỷ trong công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần; cơ cấu nội bộ của ngành công nghiệp còn lạc hậu, dựa nhiều vào thâm hụt lao động", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin thêm.

Thy Lê