Trung Quốc phản đối tuyên bố chung của G7

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Sau các cuộc gặp mặt trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh từ 13 – 15/6 tại Italy, các nhà lãnh đạo 7 đã cùng đưa ra một tuyên bố chung chỉ trích Trung Quốc về vai trò của nước này trong cuộc giao tranh Nga – Ukraine cũng như quan hệ thương mại với nước này.

Cụ thể, một trong các cáo buộc được G7 đưa ra liên quan tới việc Quốc gửi các mặt hàng có công dụng kép tới Nga nhằm mục đích hỗ trợ chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine. Tuyên bố chung cho biết: “Sự hỗ trợ liên tục của Trung Quốc đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga đang cho phép Nga duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và có những tác động an ninh đáng kể và trên diện rộng”.

Trong bối cảnh đó, G7 kêu gọi “Trung Quốc ngừng chuyển giao các vật liệu có công dụng kép, bao gồm các thành phần và thiết bị vũ khí, vốn là đầu vào cho lĩnh vực quốc phòng của ”. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G7 cũng đe dọa sẽ có những hành động tiếp theo, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt, để trừng phạt các thực thể Trung Quốc được cho là giúp đỡ Nga lách các lệnh cấm vận của phương Tây.

Tuyên bố chung cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp chống lại các tác nhân ở Trung Quốc và các nước thứ 3 hỗ trợ Nga, bao gồm các tổ chức tài chính, theo cách phù hợp với hệ thống áp luật của chúng tôi cũng như các biện pháp chống lại các thực thể khác ở Trung Quốc tạo điều kiện cho Nga mua các thiết bị cho cơ sở công nghiệp quốc phòng của mình”.

Đáp trả lại các tuyên bố này, AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 17/6 khẳng định tuyên bố của G7 đã "vu khống và tấn công Trung Quốc". Ông nhận định các nhà lãnh đạo G7 “đã nhắc lại những lời sáo rỗng không có cơ sở thực tế, không có cơ sở pháp lý và không có thỏa đáng về mặt đạo đức, thể hiện sự kiêu căng, thành kiến và dối trá”.

Tuyên bố của G7 cũng đề cập tới “công suất dư thừa” của Trung Quốc, cụ thể là về việc các khoản trợ cấp hào phóng của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng xanh, có nguy cơ khiến thị trường toàn cầu tràn ngập hàng hóa giá rẻ.

Trong bối cảnh đó, G7 khẳng định: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại về mục tiêu công nghiệp và các chính sách phi thị trường toàn diện của Trung Quốc”. Nhóm này cũng đồng thời nhắc tới “sự lan tỏa toàn cầu, bóp méo thị trường và dư thừa công suất có hại” trong nhiều lĩnh vực.

Đáp trả lại các tuyên bố trên, ông Lâm ngày 17/6 bác bỏ tất cả cáo buộc, đồng thời cho biết “suy đoán” của G-7 về tình trạng dư thừa công suất “hoàn toàn đi chệch khỏi thực tế khách quan và quy luật kinh tế, tạo ra cái cớ cho chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời cũng làm suy yếu các nỗ lực chuyển đổi xanh, giảm thiểu carbon toàn cầu cũng như hợp tác biến đổi khí hậu”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố G7 “không đại diện cho cộng đồng quốc tế” và cáo buộc tổ chức này là “một công cụ chính trị”.

Ngân Hà