An Giang: Tăng cường đảm bảo an toàn về người và phòng tránh sạt lở đất đá mùa mưa lũ

Theo Phòng Khoáng sản, Nước và Biến đổi Khí hậu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Giang cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã vào mùa mưa, bão, lũ.

Nhằm chủ động ứng phó, bảo đảm an toàn cho con người, các phương tiện hoạt động trên sông và an toàn tính mạng trước diễn biến ạt lở phức tạp trong mùa mưa, lũ năm 2024 sắp tới, Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - phòng chống thiên tai và phòng thủ dân sự tỉnh An Giang (ƯPBĐKH-PCTT&PTDS tỉnh (Ban Chỉ huy tỉnh) đề nghị Thành viên Ban Chỉ huy tỉnh, Ban chỉ huy ƯPBĐKH-PCTT&PTDS các huyện, thị xã, thành phố (Ban Chỉ huy huyện), Sở Giao thông Vận tải An Giang, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi An Giang (Công ty Khai thác Thủy lợi) hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra các chủ phương tiện giao thông thủy, người hoạt động sản xuất trên sông, các tàu thuyền du lịch, đánh cá, vận tải và nuôi trồng thủy sản bảo đảm an toàn cho người và phương tiện trên sông; xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định đảm bảo an toàn trong khi tham giao thông thủy.

Theo dõi bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, khí tượng, thủy văn, thiên tai để truyền tải thông tin tuyên truyền, hướng dẫn kịp thời cho người dân khi có tình huống thiên tai xảy ra.

Thường xuyên theo dõi, cập nhật kết quả quan trắc cảnh báo sạt lở đất bờ sông, kênh rạch của Sở Tài nguyên và Môi trường, thông báo các khu vực nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm diễn biến sạt lở trên hệ thống truyền thông; Thường xuyên kiểm tra, rà soát các khu vực triền núi, các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá núi để sớm cảnh báo người dân và có biện pháp khắc phục.

Tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn các biện pháp phòng chống, khắc phục khẩn cấp khi có sự cố thiên tai, sạt lở để đơn vị, địa phương, người dân chủ động phòng tránh, ứng phó thiên thiên tai, sạt lở.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Cắm biển cảnh báo sạt lở tại các khu vực đã và đang có nguy cơ xảy ra sạt lở thông tin cho người dân chủ động phòng tránh.

Tổ chức thực hiện ngay việc sơ tán, di dời người dân, tài sản, nhà ở ra khỏi khu vực đang sạt lở, nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả đối với các loại hình thiên tai theo phương châm 04 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và 3 sẵn sàng (phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả).

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, trong đó, có một số hành vi, như: tự ý đào đất lòng kênh, đê bao để đắp mặt bằng, sân, nhà ở, công trình, vật kiến trúc lấn chiếm dòng chảy, tăng nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở,…

Tổ chức phân luồng, quy định tốc độ, điều tiết giao thông qua lại của các phương tiện vận tải thủy, bộ đảm bảo giao thông thông suốt khi có sự cố sạt lở xảy ra.

Hà My (t/h)