Biểu tượng kết nối Việt Nam - Bulgaria

Ngày 24 tháng Năm hằng năm là một trong những ngày quốc lễ của Bulgaria. Vào ngày này, từ nhiều thế kỷ nay, người Bulgaria và phần lớn những người Slavơ trên thế giới tưởng nhớ công lao của hai anh em nhà Kiril và Metody – những người sáng tạo ra chữ viết Slavơ. Lịch sử của ngày lễ này đưa chúng ta trở về quá khứ xa xôi của thế kỷ thứ IX, khi hai nhà truyền giáo vĩ đại là Kiril và Metody đặt nền tảng cho chữ viết Slavơ mà ngày nay hơn 250 triệu người trên thế giới đang sử dụng.

Ngoài Bulgaria, chữ viết Slavơ còn được sử dụng ở Sécbia, một số nước cộng hòa thuộc Nam Tư (cũ), Nga, Ukraine, Belarus cũng như nhiều nước cộng hòa thuộc Liên xô (cũ) và Mông Cổ.

Đại sứ M. Petkova trao Kỷ niệm chương “Cành Nguyệt quế Vàng” của CH Bulgaria cho Bà Bùi Thị Kim Xuân – nguyên Hiệu trưởng Trường mầm non CLC Việt Nam – Bulgaria (Hà Nội).

Trong bức thư gửi các Hội Hữu nghị Việt Nam - Bulgaria, bà Marnela Petkova, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Bulgaria tại Việt Nam, khẳng định: “ Ngày 24/5 đánh dấu sự nghiệp vĩ đại của anh em Thành Cyril và Metodi đặt nền tảng cho sự hình thành và bảo tồn bản sắc Bulgaria qua nhiều thế kỷ, cho sự phát triển chữ viết, văn hóa, văn học của các nước thuộc khối Slavơ và góp phần làm cho văn minh châu Âu thêm phong phú và giàu bản sắc”.

Vẻ đẹp nhân văn của ngày lễ trọng đại này ẩn chứa bên trong giá trị tinh thần của nó. Đó là ngày lễ của chữ viết, của khai sáng, của văn hóa, của tâm hồn, của việc hướng đến giá trị của Chân - Thiện - Mỹ, hướng đến sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Chính vì thế, ngày lễ này đã trở thành biểu tượng, kết nối hàng triệu người trên thế giới.

Ngoài hàng trăm triệu người sử dụng hệ chữ viết Slavơ, ngày lễ trọng đại này cũng đã trở thành ngày lễ truyền thống, ngày gặp mặt hằng năm của những người yêu mến Bulgaria tại đất nước Việt Nam tươi đẹp. Ngày 24/5 hằng năm, những người Việt Nam đã từng học tập công tác, lao động tại Bulgaria và những người mến mộ, có cảm tình với đất nước Hoa Hồng, tập hợp nhau lại, tổ chức những hoạt động thiết thực để ôn lại những kỷ niệm về đất nước Bulgaria và bàn định những dự định, kế hoạch hợp tác, phát triển cho tương lai tươi sáng của cả hai dân tộc.

Bà Marinela Petkova, chia sẻ: “Ngày 24/5 luôn là sự kiện gắn kết những người bạn Bulgaria tại Việt Nam và là dịp để thể hiện sức mạnh và sự bền vững của mối quan hệ Bulgaria - Việt Nam, đã trở thành hình ảnh sống động trong đông đảo cộng đồng công dân Việt Nam đã từng học tập tại Bulgaria".

Bulgaria là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập của Việt Nam và kể từ đó, mối quan hệ truyền thống Việt Nam – Bulgaria đã được vun đắp, phát triển bởi lãnh đạo hai nước, bắt đầu từ chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Bulgaria năm 1957. Nhiều thế hê%3ḅ các nhà lãnh đạo đã nỗ lực để mối quan hê%3ḅ hai nước ngày càng phát triển sâu rô%3ḅng.

Để bảo vệ các nền độc lập, khẳng định giá trị của tự do, nhân dân Bulgaria đã kiên cường chống lại ách đô hộ của Đế quốc Ottoman ròng rã trong 500 năm. Chính vì lẽ đó, nhân dân Bulgaria hiểu rất rõ về hoàn cảnh của Việt Nam - một quốc gia mới giành được độc lập, phải đối mặt với hàng loạt những thách thức về chính trị và kinh tế. Bulgaria đã giúp đỡ Việt Nam thiết lập và tăng cường năng lực quốc gia, cũng như trong công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh. Hợp tác phát triển được mở rộng bao gồm sự hỗ trợ của Bulgaria về thiết kế, kỹ thuật; xây dựng nhiều khu công nghiệp và dân sự tại Việt Nam; trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thông qua đào tạo các chuyên gia y tế; xây dựng khoảng 130 công trình tại Việt Nam, bao gồm các nhà máy chế biến thực phẩm, kho đông lạnh, các xưởng sản xuất thức ăn gia súc và gốm sứ, v.v.

Trong vài thập kỷ đầu tiên, giáo dục là một lĩnh vực hợp tác quan trọng của quan hệ Bulgaria -Việt Nam, với sứ mê%3ḅnh quan trọng trong viê%3ḅc phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Trong những năm 80 của thế kỷ trước, Bulgaria đã cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam, đào tạo tiến sĩ cũng như dạy nghề cho công nhân kỹ thuâ%3ḅt. Đến cuối những năm 80, hơn 30.000 công dân Việt Nam đã được học tại các trường đại học hoặc đào tạo chuyên nghiệp ở Bulgaria, nhiều người sau đó đã giữ những vị trí chủ chốt trong bô%3ḅ máy nhà nước của Việt Nam.

Ngoài ra, khoa Ngoại ngữ tiếng Bulgaria tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (Đại học Hà Nội) đã dạy tiếng Bulgaria, văn hóa và lịch sử Bulgaria cho hàng trăm người. Bulgaria cũng là một trong những nước có đóng góp quan trọng trong viê%3ḅc giới thiệu công nghệ thông tin và khoa học máy tính cho Việt Nam, trong những năm 80 của thế kỷ trước, Bulgaria đã cung cấp máy tính cho các hiệp hội thanh niên và tổ chức các khóa đào tạo về lập trình, ngôn ngữ lập trình và máy tính.

Tháng 12 năm 2020, tại Hà Nội, Đại hội thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam – Bulgaria TP Hà Nội đã thành công tốt đẹp, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Bulgaria. Trước đó, vào năm 2019, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Bulgaria được thành lập nhằm đa dạng hóa các hình thức hợp tác giữa hai nước. Trung tâm cũng đã mở Văn phòng đại diện tại Thủ đô Sô-phia, trực tiếp thúc đẩy và tạo thuận lợi cho trao đổi kinh tế song phương.

Việc Bulgaria và Việt Nam trở thành thành viên trong hai tổ chức kinh tế và chính trị hàng đầu thế giới, EU và CASEAN đã tạo điều kiê%3ḅn thuâ%3ḅn lợi hơn nữa cho hợp tác song phương. Sự phát triển năng động của hợp tác EU-Việt Nam với EVFTA và EVIPA, đã được ký kết và có hiệu lực trong năm 2020, tạo ra tiềm năng lớn hơn nữa cho kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa người với người, dựa trên các giá trị chung và ưu tiên chính trị./.

Bài, ảnh: Nguyễn Vũ Cân