Các yếu tố khiến chứng khoán châu Á phải 'dè chừng' năm 2024

Chứng khoán châu Á khép lại năm 2023 với thành tích không lấy làm tích cực. Thị trường chứng khoán Quốc kết thúc năm 2023 với xu hướng giảm, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp đi xuống. Với việc chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương, diễn biến tại thị trường Trung Quốc khiến chỉ số chung thị trường châu Á tăng trưởng thấp hơn 11% so với chỉ số toàn cầu năm 2023.

Chứng khoán châu Á tăng trưởng thấp hơn so với thị trường toàn cầu năm 2023

Dưới đây là 5 yếu tố sẽ tác động lớn tới các nhà đầu tư chứng khoán châu Á năm 2024.

Sự hồi phục của Trung Quốc

Giới đầu tư sẽ theo dõi sát sao diễn biến phiên họp toàn thể Quốc hội Trung Quốc để tìm kiếm các dấu hiệu thực thi chính sách mới, nhất là các gói hỗ trợ tài chính và mục tiêu tăng trưởng mà Bắc Kinh đặt ra năm 2024.

Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt nhiều thách thức mà chính quyền nước này chưa thể giải quyết trong năm 2023, ngay cả khi đã có nhiều nỗ lực giải cứu thị trường bất động sản, thúc đẩy hồi phục kinh tế sau đại dịch. Giới đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.

Đáng chú ý, vào tháng 12/2023, dự thảo quy định mới tại lĩnh vực công nghiệp game được công bố khiến giới đầu tư thêm phần lo lắng chính quyền Bắc Kinh tiếp tục thắt chặt quy định với ngành công nghệ, công nghiệp game… nói riêng và tạo thêm khó khăn với lĩnh vực kinh tế tư nhân nói chung.

Chưa kể, lĩnh vực năng lượng sạch, công nghệ chất bán dẫn vẫn đang nằm trong “vùng giao tranh" giữa xung đột kinh tế Trung Quốc và phương Tây.

Chính sách lãi suất

ục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra tín hiệu mềm mỏng hơn với chính sách lãi suất, bao gồm việc duy trì lãi suất ở ngưỡng hiện tại và có thể hạ lãi suất sớm hơn dự kiến. Chính sách mềm mỏng của Fed sẽ là yếu tố tác động mạnh tới sức mạnh của USD và môi trường lãi suất tại châu Á, từ đó thúc đẩy nhu cầu đối với chứng khoán tại thị trường này.

Diễn biến nâng lãi suất của Fed qua các năm

Cùng với đó, giới đầu tư sẽ chờ đợi tín hiệu từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nhằm xác định chính xác khi nào lãi suất âm sẽ chấm dứt. Thống đốc BOJ Kazuo Ueda trong tháng trước cho biết, có khả năng BOJ sẽ nâng lãi suất sớm nhất vào tháng 4/2024. Lãi suất cho vay ở mức cao hơn sẽ giúp đồng yên tăng giá nhưng làm “tổn thương" cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất khẩu lớn tại Nhật. Điều này sẽ ảnh hưởng tới đà tăng hiện tại của chứng khoán Nhật Bản.

Các cuộc bầu cử quan trọng

2024 là năm bận rộn với các cuộc bầu cử tại nhiều khu vực, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Đài Loan trong nửa đầu năm. Theo đó, giới đầu tư đang tập trung sự chú ý vào các rủi ro chính trị.

Cuộc bầu cử tại Đài Loan trong tháng này sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ lớn, trong khi tại Ấn Độ và Indonesia, giới đầu tư đặt kỳ vọng chính sách thúc đẩy tăng trưởng của Thủ tướng Modi và Tổng thống Joko Widodo sẽ tiếp tục.

Sức ảnh hưởng của những biến động chính trị tới thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã phần nào thể hiện với việc Hàn Quốc cấm hoạt động bán khống nhằm bảo vệ nhà đầu tư cá nhân. Tổng thống Yoon Suk Yeol cam kết sẽ thiết lập lại hệ thống tài chính, bao gồm những thay đổi với hệ thống quỹ lương hưu và ngăn chặn tình trạng thao túng thị trường.

Động lực từ Ấn Độ

Ấn Độ duy trì là điểm sáng đối với nền kinh tế châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung trong năm 2023. Cùng với đó, chứng khoán Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ lên mức kỷ lục sau 8 năm chạy đà.

Giới đầu tư toàn cầu lạc quan vào triển vọng thị trường Ấn Độ với việc chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư quốc tế lớn…, giành lấy thị phần trong cuộc dịch chuyển hoạt động sản xuất - kinh doanh ra khỏi Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự kiến sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 4 hoặc tháng 5 tới.

Mối lo ngành chip

Sự thành công của ChatGPT đã tạo sức bật không ngờ đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành chip năm 2023. Theo đó, giới đầu tư giữ kỳ vọng tích cực đối với nhóm doanh nghiệp này.

Sức ép hiện đặt lên vai Taiwan Semiconductor Manufacturing Co và Electronics Co - 2 nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới với kỳ vọng nhu cầu gia tăng sẽ thúc đẩy lợi nhuận ngành chip, cũng như các doanh nghiệp liên quan tới Trí tuệ nhân tạo (AI).

Cùng với đó, những xung đột giữa Mỹ - Trung Quốc tại ngành chip sẽ tạo ra những xáo trộn nhất định với các nhà xuất khẩu.

Trịnh Hằng