Cháo bổ dưỡng nhưng ăn theo 3 cách này chẳng khác nào hại sức khỏe

Dù không nên lấy cháo làm bữa chính ăn hàng ngày nhưng ăn cháo dưỡng sinh lại có lịch sử từ lâu đời.

Khoảng hơn hai nghìn năm trước tổ tiên chúng ta đã dùng cháo để phòng bệnh và chữa bệnh. Các loại cháo khác nhau thì có tác dụng khác nhau và cũng ăn theo mùa khác nhau.

Cháo ngon, bổ dưỡng nhưng khi ăn chúng ta cần lưu ý những điều sau, tránh làm cháo mất chất, hại sức khỏe.

Ăn cháo ninh vội

Các chuyên gia chỉ ra, cháo không ninh kỹ cũng tương tự như cơm chan nhiều canh, ăn rất dễ vào nhưng không có lợi cho sức khỏe. Thông thường khi ăn cháo chúng ta thường ít nhai, làm thực phẩm đi trực tiếp xuống dạ dày. Các hạt gạo không được ninh kỹ cũng không được nhai kỹ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Ăn cháo quá nóng

Vào những ngày lạnh, ăn cháo nóng khiến bạn cảm thấy ấm bụng. Tuy nhiên, ăn đồ quá nóng không hề có lợi cho sức khỏe. Trong khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 - 60 độ C.

Sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống nóng hơn 65 độ C trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Bởi vậy, bạn không nên ăn cháo và các món đồ khác ngay khi còn nóng. Thay vào đó, hãy chờ món ăn nguội bớt rồi thưởng thức.

Ăn cháo liên tục

Cháo là loại thực phẩm lỏng, giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên ăn cháo liên tục trong thời gian dài có thể làm phản tác dụng, gây hại cho dạ dày.

Nguyên nhân là do ăn cháo lâu dài làm giảm hành động nhai và việc tiết nước bọt. Từ đó không có lợi cho hệ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn do thiếu enzyme trong nước bọt.

Sau khi ăn cháo, thức ăn bán lỏng đi thẳng vào dạ dày, tốc độ làm rỗng dạ dày được đẩy nhanh, thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày cũng ngắn.

Đây là lý do khiến bạn cảm thấy nhanh đói khi ăn cháo. Việc ăn cháo thời gian dài làm làm nhu động của dạ dày yếu đi, chức năng tiêu hóa suy giảm.

Hà Lan (Tổng Hợp)