Hình tượng rồng từ góc nhìn di sản

Qua những cổ vật, hiện vật được phát hiện, lưu trữ trong Bảo tàng lịch sử Quốc gia, bảo tàng Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long và những câu chuyện văn hóa của đời sống đương đại, hình tượng Rồng từ góc nhìn di sản ngày Tết sẽ chuyển tài một vài câu chuyện thú vị, giúp khán giả có thêm góc nhìn về hình tượng Rồng nhân dịp năm mới Giáp Thìn.

Những chiếc qua đồng, Hộ tâm phiến hay tấm che ngực là những hiên vật thời Đông Sơn, cách đây khoảng hơn 2000 năm, đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Hình ảnh giao long được khắc họa rõ nét. Đây được coi là hai trong số các hiện vật quý cho thấy hình tượng rồng (giao long) xuất hiện rất sớm trong đời sống sinh hoạt của người Việt cổ.

Trong 10 thế kỷ đầu công nguyên, hình tượng giao long hay những hình tượng rồng buổi sơ khai xuất hiện trên hiện vật còn lưu giữ được đến nay không nhiều. Nhưng những dấu ấn về hình tượng rồng đã cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong đời sống văn hóa người Việt.

Chuông Thanh Mai được trưng bày bảo tàng Hà Nội là bảo vật quốc gia, được đánh giá là chiếc chuông cổ nhất Việt nam với hình tượng rồng khắc họa rõ nét.

Hình tượng rồng được khắc họa rõ nét trên chuông Thanh Mai

Những cổ vật được tìm thấy và được lưu giữ trong các bảo tàng là những minh chứng rõ ràng về sự xuất hiện của hình tượng rồng trong đời sống người dân từ buổi sơ khai.

Hình tượng rồng đã xuất hiện sớm từ buổi đầu dựng nước, tồn tại và phát triển liên tục qua các thời kỳ.

Những cổ vật được tìm thấy và được lưu giữ trong các bảo tàng là những minh chứng rõ ràng về sự xuất hiện của hình tượng rồng trong đời sống người dân từ buổi sơ khai

Với truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà tất thảy mỗi chúng ta đều được biết đến, được nghe kể từ khi còn nhỏ, rồng là niềm tự hào về dòng giống, cội nguồn của người Việt cho đến tận hôm nay. Đặc biệt là có 3 móng thì sang thời Lê Sơ, hình tượng rồng đã có nhiều thay đổi rõ ràng hơn, gửi gắm những mong ước về sự phồn thịnh, may mắn, hạnh phúc, bình an và sự trường tồn của dân tộc.

Rồng thời Lý mềm mải uyển chuyển với chin khúc uốn. Có những hình tượng rồng gắn với lá đề. Đó là sự dung nạp, hòa hợp giữa phật giáo và nho giáo. Rồng thời Trần có tạo hình mạnh mẽ hơn nhưng chủ yếu, rồng thời Lý Trần vẫn là hình tượng rồng 3 móng.

Thời Lê Sơ, rồng vẫn luôn có mặt ở vị trí xứng đáng của mình. Thời kỳ này, hình tượng rồng phổ biến trên các bia đá. Do được tạo tác trên chất liệu này nên hầu hết các hình rồng đến nay còn tương đối nguyên vẹn. Điển hình là đôi rồng đá ở Điện Kính Thiên - Hoàng thành Thăng Long, rồng đá trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc tử Giám

Đôi rồng đá ở Điện Kính Thiên - Hoàng thành Thăng Long

Từ thời Lê Sơ trở đi, hình tượng rồng đã có sự thay đổi, thể hiện uy quyền của nhà vua. Trên rất nhiều các hiện vật cung đình, hay trong các hiện vật được khai quật, xuất hiện các hình tượng rồng 4 móng, 5 móng. Rồng thời Lê được thể hiện trong nhiều tư thế khác nhau: rồng tượng trưng cho quyền uy của nhà vua với thân lượn hai khúc lớn, chân có năm móng sắc nhọn quắp lại.

Từ thời Lê Sơ trở đi, hình tượng rồng đã có sự thay đổi, thể hiện uy quyền của nhà vua

Theo thời gian, hình tượng rồng đã có nhiều thay đổi, phù hợp với hình thái đất nước và thể hiện uy quyền của nhà vua. Không chỉ trong đời sống chính trị trốn cung đình, rồng đã ngày càng trở nên gần gũi hơn trong đời sống văn hóa, trong mỹ thuật, điêu khắc. Tạo hình rồng luôn là hình tượng cao quý và tiêu biểu nhất của nền mỹ thuật dân tộc.

Không chỉ xuất hiện trong các hiện vật chốn cung đình, hình tượng rồng còn được hiển hiện trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân như nhạc lễ tứ quý.

Hình tượng rồng còn được hiển hiện trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân

Với những bộ cổ phục được phụng dựng tỉ mỉ và công phu, hình tượng rồng được thể hiện rõ nét trên các hoa văn trang trí.

Với những bộ cổ phục được phụng dựng tỉ mỉ và công phu, hình tượng rồng được thể hiện rõ nét trên các hoa văn trang trí

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, biểu tượng rồng trong cung đình được quy định một cách nghiêm ngặt, khắt khe về cách thể hiện, trang trí; còn trong đời sống dân gian, rồng được thể hiện một cách đa dạng, phóng khoáng và sinh động. Hình tượng rồng trở nên gần gũi hơn với cuộc sống đời thường thông qua sự sáng tạo của lớp lớp các thế hệ người Việt.

Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Việt Nam. Hình tượng rồng Việt vì thế hiện diện đa dạng trong mọi mặt đời sống xã hội từ kiến trúc, trên trang phục, đồ mỹ thuật ứng dụng. Hơn 100 hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội trong những ngày xuân mới Giáp Thìn là những kết tinh của tinh thần dân tộc, sự sáng tạo và khát vọng của tuổi trẻ.

Hình tượng rồng Việt hiện diện đa dạng trong mọi mặt đời sống xã hội từ kiến trúc, trên trang phục, đồ mỹ thuật ứng dụng

Những chú rồng sặc sỡ được làm bằng vải, bằng gốm sứ, những chiếc quạt, đèn bàn, những bức tranh,…. là những sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ được giới thiệu tới công chúng thủ đô theo nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau. Rõ ràng, hình tượng rồng đã sống trong đời sống người dân tự bao giờ và ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn đối với những người Việt trẻ khi thể hiện những sáng tạo của mình.