Mỹ và Trung Quốc đang đứng ở đâu về năng lượng hạt nhân?

Ngày 17-6, Tổ chức Công nghệ Thông tin và Đổi mới (một viện nghiên cứu phi đảng phái có trụ sở tại thủ đô Washington, D.C, ỹ) công bố một báo cáo mới rằng Mỹ hiện đi sau Trung Quốc tới 15 năm trong khía cạnh phát triển năng lượng hạt nhân công nghệ cao, hãng Reuters đưa tin.

Cụ thể, Quốc đang xây dựng 27 lò phản ứng hạt nhân mới, thời gian thi công trung bình là khoảng 7 năm, nhanh hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Quốc gia này cũng khánh thành lò phản ứng làm mát bằng khí nhiệt độ cao thế hệ thứ tư đầu tiên trên ế giới tại Vịnh Thạch Đạo vào tháng 12 năm ngoái.

Lò phản ứng làm mát bằng khí nhiệt độ cao thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới tại Vịnh Thạch Đạo (Trung Quốc), khánh thành vào tháng 12 năm ngoái. Ảnh: SHIDAO BAY NUCLEAR POWER PLANT

Trong khi đó, Mỹ vốn sở hữu số lượng nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới, nhưng sau khi 2 lò phản ứng hạt nhân lớn ở bang Georgia đi vào hoạt động vào năm 2023 và 2024 với chi phí vượt ngân sách hàng tỉ USD và bị trì hoãn nhiều năm, hiện không có thêm lò phản ứng hạt nhân nào của nước này được xây dựng.

Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân ở bang Georgia (Mỹ), trong đó có 2 lò phản ứng mới đi vào hoạt động vào năm 2023 và 2024. Ảnh: AP

Theo báo cáo, nguyên nhân cho sự khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ trong khía cạnh phát triển năng lượng hạt nhân hiện nay là vì các ngân hàng quốc doanh của Bắc Kinh có thể cung cấp các khoản vay ưu đãi với mức lãi suất thấp 1,4%, một con số thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế phương Tây.

Bên cạnh đó, nhà nước Trung Quốc liên tục đưa ra các biện pháp hỗ trợ và xây dựng các chiến lược nội địa hóa để tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho ngành công nghiệp điện hạt nhân.

Mặc dù vậy, Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân của Trung Quốc cảnh báo rằng đang có tình trạng dư thừa nghiêm trọng trong sản xuất linh kiện hạt nhân và “cạnh tranh quá mức”, khiến giá cả giảm, dẫn đến thua lỗ.

Trước thực trạng trên, ông Stephen Ezell - tác giả báo cáo của Tổ chức Công nghệ Thông tin và Đổi mới - khuyến nghị rằng Mỹ nên phát triển một chiến lược quốc gia mạnh mẽ, bao gồm đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển, nhận diện và tăng tốc sử dụng các công nghệ có triển vọng cao, cũng như hỗ trợ phát triển lực lượng lao động lành nghề.

“Mặc dù Mỹ đang ở phía sau nhưng chắc chắn nước này có thể bắt kịp về mặt công nghệ” - Reuters trích lời ông Ezell.

TUẤN KIỆT