Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nước sản xuất dầu hàng đầu cải cách kinh tế

Một cơ sở khai thác dầu tại Delta, Nigeria. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo tuyên bố, cho biết khoản vay gồm hai phần trị giá 1,5 tỷ USD và 750 triệu USD sẽ giúp Nigeria ổn định nền kinh tế, hỗ trợ những người nghèo nhất và cũng cải thiện nguồn thu ngoài dầu mỏ.

Phó Chủ tịch WB khu vực Tây và Phi Ousmane Diagana cho biết: “Những nỗ lực phối hợp của Nigeria nhằm thực hiện các cải cách tài chính vĩ mô sâu rộng đã đặt nước này vào một con đường mới có thể ổn định nền kinh tế của mình. Điều quan trọng là phải duy trì đà cải cách, tiếp tục mở rộng quy mô, tăng cường bảo vệ cho người nghèo và những người gặp rủi ro về kinh tế”.

Phần đầu tiên của khoản vay nhằm mục đích tăng cường chính sách và bảo vệ người nghèo trong khi phần thứ hai hỗ trợ cải cách thuế, doanh thu cũng như đảm bảo nguồn thu từ dầu mỏ.

, quốc gia đông dân nhất châu Phi, đang gặp khó khăn kể từ khi Tổng thống Bola Ahmed Tinubu đưa ra những cải cách kinh tế "cứng rắn" khi ông nhậm chức cách đây một năm.

Nhà lãnh đạo này tuyên bố chấm dứt chính sách trợ cấp nhiên liệu tốn kém và giải phóng đồng naira, dẫn đến giá nhiên liệu và thực phẩm tăng vọt, cũng như giá trị đồng tiền giảm mạnh.

Là một nhà sản xuất dầu lớn, nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô, Nigeria cũng đang nỗ lực để duy trì sản lượng dầu mỏ.

Các quan chức chính phủ Nigeria thừa nhận những cải cách đã gây khó khăn, nhưng họ đã nhiều lần kêu gọi người dân kiên nhẫn để những biện pháp cải cách có thời gian phát huy tác dụng.

Theo Cục thống kê quốc gia, lạm phát của Nigeria đạt mức kỷ lục ở mức 33,69% trong tháng 4, trong đó lạm phát lương thực lên tới hơn 40,5%.

Chi phí sinh hoạt tăng vọt đã gây ra một số cuộc biểu tình và cướp bóc. Các công đoàn lao động làm gián đoạn các chuyến bay và đóng cửa lưới điện quốc gia trong cuộc đình công kéo dài một ngày trong tháng này vì mức lương tối thiểu.

Nguyễn Tú (P/v TTXVN tại Algeria)