Nhiều doanh nghiệp TP.HCM tìm 'sân chơi mới' trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tham gia tăng

Theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục ương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công thương, trong 10 năm qua, thương mại điện tử mỗi năm đều tăng 20%.

Diễn giả trao đổi tại hội nghị (Ảnh: Lệ Hằng)

Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam đạt doanh thu vượt 1 triệu USD/năm trên Amazon đã tăng gấp 10 lần. Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam đăng ký thương hiệu trên Amazon tăng hơn 35 lần.

Tại hội nghị, ông Trần Xuân Thủy - Giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam khu vực miền Nam cho biết, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam thay đổi rất nhanh nắm bắt xu hướng và xây dựng thương hiệu để gia nhập kênh thương mại điện tử xuyên biên giới. Nhiều doanh nghiệp chủ động đề nghị Amazon hỗ trợ tham gia kênh này. Số doanh nghiệp tham gia ngày càng tăng và chất lượng cũng rất ấn tượng.

Ông Trần Xuân Thủy cho biết: "Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu để tham gia kênh này đó là xu thế nổi bật. Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có khả năng tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng ở những thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu… qua kênh thương mại này và được đón nhận nồng nhiệt của khách hàng. Chúng tôi nhiều khách hàng rất tự tin đem thương hiệu Việt Nam ra toàn cầu và rất thành công".

Theo ông Phùng Quốc Mẫn- Phó Chủ tịch Hiêp hội Thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ (Hawa), nhiều doanh nghiệp gỗ đã thấy rõ, việc xuất khẩu qua kênh truyền thống không còn thuận lợi và chuyển sang xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đầu tư thiết kế mẫu mã riêng để bán hàng trên Amazon, thay vì trước đây chỉ làm gia công.

Ông Phùng Quốc Mẫn nói: "Thương mại điện tử xuyên biên giới đang thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã. Một số doanh nghiệp cũng đã chuyển động và tự thiết kế, xây dựng sản phẩm riêng, tổ chức tiếp thị bằng sản phẩm của chính mình thì mới nâng cao giá trị".

Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam trả lời báo chí về thách thức và cơ hội của doanh nghiệp khi tham gia Amazon (Ảnh: Lệ Hằng)

Sự khác biệt sẽ tạo lợi thế canh tranh

Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng trên Amazon, ông Phan Văn Hiệu - Tổng giám đốc CVI Pharma, doanh nghiệp đã xuất khẩu tới 22 nước qua kênh này chia sẻ, doanh nghiệp nên tập trung vào năng lực cốt lõi, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có cơ hội canh tranh trên nền tảng thương mại điện tử. Doanh nghiệp nên tìm sản phẩm phù hợp nhất nhu cầu với khách hàng của kênh này để kể câu chuyện, xây dựng thương hiệu, đồng thời tạo ra lợi thế canh tranh khác biệt của doanh nghiệp Việt.

Ông Phan Văn Hiệu cho biết: "Tận dụng những sức mạnh nền tảng hỗ trợ của Ammazon, ví du như Ammazon đã tạo ra hệ sinh thái các đối tác cung cấp dịch vụ, đào tạo tất cả mọi thứ. Doanh nghiệp chúng tôi được nhận sự hỗ trợ đó trong hành trình của mình, như hỗ trợ từ việc nghiên cứu thị trường, xây dựng đỗi ngũ bán hàng và các thủ tục bán hàng…Chúng ta nên tận dụng tối đa nguồn lực này".

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công thương phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Lệ Hằng)

Còn theo ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam khi doanh nghiệp tham gia bán hàng trên Amazon Doanh nghiệp Việt cũng thấy rõ thách thức và cơ hội. Ông khuyên doanh nghiệp nên sử dụng tốt công cụ của Amazon để đọc vị thị trường với khách hàng trên nền tảng thương mại điện tử.

Doanh nghiệp nên phát triển sản phẩm mới để đưa lên Amazon chứ không nên lấy những sản phẩm cũ để bán. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên có chiến lược xây dựng thương hiệu để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia khác.

Lệ Hằng/VOV-TP.HCM