Sinh viên được gì và mất gì khi tham gia tổ chức sự kiện?

Vào ngày 25/04/2021, cuộc thi nhảy Unique Not Odd 2021 được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin & Thể thao Thanh Xuân đã tạo nên một cơn sốt mới đối với giới trẻ. Unique Not Odd 2021 là một giải đấu nhảy đối kháng dưới hình thức crew battle (đấu nhóm năm người) được tổ chức dành riêng cho các học sinh THPT tại Hà Nội, lấy cảm hứng từ trò chơi board game quen thuộc UNO. Với sự góp mặt của các thí sinh đầy tài năng cũng như thể lệ thi độc đáo, UNO đã đem lại một giải đấu bùng nổ, để lại nhiều dư âm trong lòng khán giả.

Thế nhưng, điều khiến người ta buộc phải chú ý tới UNO còn nằm ở các thành viên trong ban tổ chức, khi ban tổ chức UNO chỉ bao gồm một đội ngũ các bạn sinh viên năm ba Khoa PR & ADs đầy tài năng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Thực chất, việc sinh viên tham gia tổ chức các sự kiện lớn không còn là điều gì mới lạ. Trong thời đại ngày nay, việc phát triển kỹ năng xã hội và thu hoạch kinh nghiệm thực tiễn ngày càng được giới trẻ chú trọng. Một trong số những hoạt động đang trở thành xu hướng mới đối với thế hệ ngày nay, đặc biệt trong giới sinh viên chính là tổ chức sự kiện.

Điều này khiến không ít người tự hỏi, việc tham gia tổ chức sự kiện đem lại lợi ích gì cho sinh viên mà khiến các bạn đam mê tới vậy? Thông qua Ban tổ chức của cuộc thi nhảy Unique Not Odd 2021 (UNO), câu trả lời này sẽ được giải đáp phần nào.

Tham gia tổ chức sự kiện giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng xã hội cần thiết

Một sự kiện hoành tráng có thể chỉ diễn ra trong vài giờ, thế nhưng quá trình chuẩn bị cho một sự kiện cần phải đi qua rất nhiều công đoạn. Trên thực tế, việc tham gia tổ chức sự kiện được cho rằng có thể giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng hữu ích.

Cụ thể hơn, theo anh Nguyễn Đình Huy, trưởng Ban Tổ chức của UNO “Trong quá trình tham gia tổ chức UNO, bản thân mình đã có cơ hội học và phát triển toàn diện. Mình được tự trải nghiệm, tự làm từ những bước cơ bản nhất của một sự kiện, đó là lên ý tưởng, lên kế hoạch truyền thông, liên hệ với các bên báo chí, sau đó là đi xin tài trợ và tổ chức sự kiện. Bên cạnh đó, mình cũng học được thêm rất nhiều kỹ năng khác như thiết kế, chụp ảnh”.

Ban tổ chức UNO làm việc sau hậu trường

Tham gia tổ chức sự kiện giúp sinh viên mở rộng mạng lưới quan hệ

Việc tổ chức tham gia sự kiện đòi hỏi các bạn sinh viên phải gặp gỡ và hợp tác với nhiều người khác nhau, và không thể phủ nhận rằng, quá trình này đã tạo điều kiện cho các bạn mở rộng mạng lưới quan hệ của mình một cách đáng kể.

Ban tổ chức UNO

Tham gia tổ chức sự kiện có thể khiến sinh viên chểnh mảng việc học hành

Bên cạnh những lợi ích kể trên, không thể phủ nhận rằng, một bộ phận sinh viên hiện nay có xu hướng sa đà vào các hoạt động tổ chức sự kiện, dẫn tới việc bỏ bê công việc học tập trên lớp. Thay vì tham dự đầy đủ các buổi học và dành thời gian nghiên cứu sách vở, các bạn lại sử dụng toàn bộ thời gian của mình để chuẩn bị cho sự kiện, dẫn tới việc thiếu hụt các kiến thức cần thiết cũng như sa sút điểm số.

Vậy việc tham gia tổ chức sự kiện có đáng không?

Câu trả lời là . Không thể phủ nhận rằng, việc tham gia tổ chức sự kiện có thể đem lại cho sinh viên rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn bổ ích mà nhà trường khó có thể đem lại cho các bạn. Tuy nhiên, việc tham gia tổ chức sự kiện cần phải đi đôi với đảm bảo công việc học tập.

Anh Nguyễn Đình Huy tham gia dẫn chương trình tại cuộc thi UNO

Anh Nguyễn Đình Huy đã chia sẻ rằng: “Để cân bằng được giữa việc học tập và tổ chức sự kiện, mình đã phải chấp nhận việc hy sinh thêm rất nhiều thời gian, nghỉ ngơi ít hơn, và phải biết cách tận dụng từng giây từng phút để có thể cân bằng giữa cả hai việc. Cần biết rõ thời điểm nào thì mình phải tập trung cho sự kiện để làm việc hiệu quả, sau đó thời điểm nào thì phải tập trung vào việc học”.

Thúy Hà