Tăng tốc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương. Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa điểm cầu trụ sở Chính phủ với điểm cầu 46 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT).

Dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh ảng Ngãi có Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan.

Quang cảnh phiên họp tại điểm cầu trụ sở Chính phủ. Ảnh: NHẬT BẮC.

Cả nước hiện có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT tại 46 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó có 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không, còn lại là các dự án đường bộ, chủ yếu là đường bộ cao tốc và các đường vành đai vùng Thủ đô à Nội, đường vành đai TP.Hồ Chí Minh.

Năm 2023, với sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai xây dựng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT được thúc đẩy. Nhiều vướng mắc được tháo gỡ, nhất là vướng mắc về pháp lý; công tác chuẩn bị các dự án được đẩy nhanh; nhiều dự án đường bộ cao tốc, đường vành đai Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh được khởi công; nhiều dự án được khánh thành, đưa vào khai thác... mang lại hiệu quả thiết thực.

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh chủ trì phiên họp tại điểm cầu tỉnh Quảng Ngãi.

Trong năm 2023, có 9 dự án thành phần đường bộ cao tốc với chiều dài 475 km được khánh thành, nâng tổng số km đường bộ cao tốc đưa vào khai thác trên cả nước lên 1.892 km; hiện đã khởi công và đang thi công 37 dự án/dự án thành phần khác với tổng chiều dài 1.658 km.

Với các dự án mới triển khai, các tỉnh đã tập trung lực lượng để tổ chức giải phóng mặt bằng, cơ bản đáp ứng tiến độ thi công; các chủ đầu tư, nhà thầu nỗ lực thi công với quyết tâm cao; kết quả giải ngân các dự án đều đạt ở mức cao hoặc vượt yêu cầu.

Tại Quảng Ngãi, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021 – 2025 đoạn qua địa bàn tỉnh hiện đã hoàn thành công tác kiểm đếm; công tác phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đạt 99,98% tổng diện tích quy hoạch và đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đạt 97,8%.

Về công tác bố trí tái định cư, đến nay, tỉnh Quảng Ngãi hoàn thành công tác thi công xây dựng 23/23 khu tái định cư; đã phê duyệt 100% phương án bố trí tái định cư và tổ chức bàn giao thực địa 723 lô đất tái định cư cho các hộ dân.

Phiên họp được trực tuyến đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Năm 2024, với 657 nghìn tỷ đồng vốn bố trí cho đầu tư phát triển, trong đó có 34 dự án trọng điểm về GTVT, Chính phủ đặt mục tiêu phấu đấu giải ngân 95% vốn đầu tư công để sớm đưa các công trình, dự án vào khai thác, sử dụng, qua đó tạo động lực, không gian phát triển mới cho nền kinh tế đất nước.

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận các nhiệm vụ, giải pháp, công tác phối hợp nhằm thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong tổ chức thực hiện, cũng như rà soát cơ chế, chính sách, pháp luật để hoàn thiện, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, không chỉ cho các dự án trong danh mục các công trình trọng điểm, mà cho cả các dư án hạ tầng giao thông sẽ triển khai trong thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải - Ảnh: NHẬT BẮC.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ ạm Minh Chính biểu dương các chủ đầu tư, nhà thầu, cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động đã rất nỗ lực với quyết tâm “vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, thi công “3 ca, 4 kíp", “xuyên lễ, xuyên Tết”, "làm việc cả thứ bảy, chủ nhật" để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm.

Thủ tướng Chính phủ cũng đánh giá cao các địa phương trong việc triển khai thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, phối hợp với chủ đầu tư trong việc cấp mỏ vật liệu, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công. Đồng thời, cảm ơn bà con nhân dân đã đồng thuận, hỗ trợ, ủng hộ chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhường đất, nơi ở cho các dự án, thay đổi thói quen, tập quán, nghề nghiệp, sinh kế vì sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, năm 2024 là năm tăng tốc xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia. Nếu chúng ta giải ngân được 422 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng giao thông năm 2024 thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, tạo không gian phát triển mới cho các địa phương, vùng miền và cả nước.

Chính vì vậy, tiến độ triển khai trong năm 2024 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề để hoàn thành các dự án theo đúng kế hoạch đề ra. Do vậy, các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, quyết liệt hơn nữa, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đạt mục tiêu đã đề ra.

Thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh 9 nhiệm vụ trọng tâm trong đó đề nghị các chủ thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phải chủ động, tích cực thực hiện các cam kết, thỏa thuận một cách nghiêm túc, đúng tiến độ, nâng cao chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp; "chỉ bàn làm, không bàn lùi", khó khăn ở đâu thì ở đó phải giải quyết, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó phải tháo gỡ. Thủ tướng cũng yêu cầu nghiêm cấm để xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, găm hàng, đội giá nguyên vật liệu tại các dự án…

Thủ tướng tin tưởng với khí thế mới, cùng nỗ lực, tăng tốc, năm 2024 các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ ngành, các Ban Quản lý dự án, nhà thầu, thiết kế, giám sát sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, tất cả vì đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Tin, ảnh: N.ĐỨC