Thu hẹp khoảng cách số vùng nông thôn Đông Nam Á bằng các sáng kiến và giải pháp công nghệ

Nghiên cứu từ Statista cho thấy một trong những thách thức hàng đầu mà Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải đối mặt vào năm 2023 là khoảng cách kinh tế xã hội và chênh lệch thu nhập ngày càng tăng. Campuchia có tỷ lệ chênh lệch kỹ thuật số giữa nông thôn và thành thị cao nhất với 61,9%, tiếp theo là Thái Lan với 59%, Singapore với 49% và Malaysia với 47,6%. Philippines là 38,4%, Indonesia là 36,4%, Việt Nam là 34,6%, Brunei là 25,8%, Lào là 19,6% và Myanmar là 6,9%.

THỰC TRẠNG CHÊNH LỆCH GIỮA NÔNG THÔN VÀ ĐÔNG NAM Á

Báo cáo SEA cho thấy các đô thị đang tiến gần đến điểm bão hòa thâm nhập kỹ thuật số và khu vực nông thôn vẫn còn dư địa để cải thiện. Tỷ lệ thâm nhập internet ở nông thôn của Indonesia năm 2015 đạt mức 20% nhưng đạt 74% vào năm 2022. Trong khi đó, Malaysia đã tăng từ 49% năm 2015 lên 89% vào năm 2022.

Một số nguyên nhân gây ra khoảng cách kỹ thuật số giữa nông thôn và thành thị. Vấn đề đầu tiên là thiếu đầu tư và nhân tài công nghệ ở khu vực nông thôn. Trên thực tế, hầu hết các nhà đầu tư sẽ tập trung phát triển các công ty ở thành phố vì có nhiều nguồn lực sẵn có nên hạn chế chi tiêu cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, kết nối Internet hoặc vận chuyển hàng hóa đến khách hàng có thể là điều khó khăn. Chính vì vậy, theo Tech Collective, chính quyền khu vực cần tăng cường đầu tư cho các cộng đồng nông thôn để xây dựng các hệ thống hậu cần; thu hút các công ty lớn trong và ngoài nước đến những địa điểm ngoại thành để mở công ty con.

Yếu tố thứ ba là chi phí công nghệ cao và những thách thức kinh tế toàn cầu như lạm phát và suy thoái kinh tế khiến việc mua các thiết bị có khả năng kết nối Internet trở nên khó khăn. Ngoài ra, chi phí lắp đặt cơ sở hạ tầng cần thiết rất tốn kém, khiến các công ty khởi nghiệp và chính phủ trì hoãn kế hoạch phát triển khu vực nông thôn.

Biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại nặng nề cho Đông Nam Á với lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất, hủy diệt sinh vật biển, v.v. mang đến thêm nhiều thách thức. Như vậy, việc thành lập doanh nghiệp ở vùng nông thôn chỉ hấp dẫn nếu chính phủ đưa ra giải pháp và trợ cấp.

CÁC SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ ĐỂ THU HẸP KHOẢNG CÁCH GIỮA NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ ĐÔNG NAM Á

Malaysia đang nỗ lực áp dụng các công nghệ tái tạo như năng lượng mặt trời và công nghệ pin giúp nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ của người dân.

Năm ngoái, Microsoft đã hợp tác với Bộ Giáo dục Đại học Malaysia và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông AxiCom để giới thiệu WiFi cộng đồng tới những nơi không phải đô thị tại quốc gia này. Sáng kiến này đã tăng cường khả năng truy cập băng thông, Internet giá cả phải chăng và các thiết bị công nghệ.

Đào tạo kiến thức kỹ thuật số là rất quan trọng để đảm bảo cộng đồng có thể sử dụng các công nghệ khác nhau và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Họ có thể truy cập các giải pháp tài chính thông qua thiết bị của mình và nhận hàng một cách thuận tiện và an toàn.

Việt Nam đã thành lập Chương trình Phát triển Nông thôn Thông minh để chuyển đổi số các khu vực ngoài thành phố, nâng cao mức sống và giảm bớt khoảng cách dịch vụ giữa các khu vực thành thị và ngoài thành thị vào cuối năm 2025. Ngoài ra, chính phủ đã và đang thực hiện các biện pháp chuyển đổi các tài liệu công cộng và lưu trữ trực tuyến.

Các quốc gia như Thái Lan đang tập trung vào việc cải thiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở nông thôn. Họ có thể làm như vậy bằng cách thúc đẩy ngành du lịch thông qua các ứng dụng di động và nâng cao năng suất của ngành nông nghiệp bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến như cảm biến và phân tích dữ liệu.

TỶ LỆ NGƯỜI DÂN ĐÔNG NAM Á SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CAO NHƯNG HIỂU BIẾT VỀ KỸ THUẬT SỐ CÒN THẤP

Mặc dù Indonesia có tốc độ thâm nhập Internet nhanh nhưng khoảng cách kỹ thuật số giữa thành thị và nông thôn vẫn ở mức cao. “Trước đại dịch, khoảng cách kỹ thuật số giữa thành thị và nông thôn ở Indonesia là 24,8 điểm phần trăm. Khoảng cách giảm nhẹ xuống 22,5 điểm phần trăm vào năm 2021 sau Covid”, theo Viện Cạnh tranh Châu Á tại Trường Chính sách Công Lee Kuan Yew, trích dẫn dữ liệu của Cục Thống kê Indonesia.

Theo CNBC, mặc dù có tỷ lệ sử dụng Internet cao trên 70% và hầu hết dân số đều sở hữu điện thoại thông minh, nhưng điều đó không có nghĩa là họ hiểu biết về kỹ thuật số.

“Người Đông Nam Á không thiếu điện thoại di động. Đối với họ, internet là điện thoại di động. Nhưng vấn đề chính là họ bị mạng xã hội thống trị”, Kenddrick Chan, thành viên tại Viện Portulans, một viện nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Washington

“Cách họ sử dụng Internet luôn là thông qua Facebook, Instagram, TikTok - vì vậy, việc đưa họ tham gia vào toàn bộ nền kinh tế kỹ thuật số đòi hỏi phải có nhiều hiểu biết về kỹ thuật số hơn”, ông nói thêm.

Ngô Huyền