Chứng khoán châu Á: Đài Loan dẫn đầu, Nhật Bản đứng thứ hai

Bảng giá chứng khoán tại trụ sở của Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan. Ảnh: Bloomberg

Chứng khoán Đài Loan dẫn đầu, thị trường Nhật Bản được ưa chuộng

Chỉ số chứng khoán Đài Loan Taiex tăng 28% từ đầu năm đến nay, nhờ các cổ phiếu thuộc hệ sinh thái . Trong đó, cổ phiếu nặng ký của tập đoàn chất bán dẫn TSMC đã tăng vọt 63% trong nửa đầu năm, còn cổ phiếu của đối thủ Foxconn, được giao dịch thương mại với tên gọi Hon Hai Precision Industry, tăng bốc đầu 105% trong cùng kỳ.

Trong báo cáo triển vọng đầu tư của công ty, ông Rahul Ghosh, chuyên gia danh mục đầu tư vốn cổ phần toàn cầu tại công ty quản lý tài sản T. Rowe Price đánh giá: "Hoạt động của thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm nay chủ yếu được thúc đẩy bởi các chủ đề về trí tuệ nhân tạo và chính sách ngân hàng trung ương, và điều đó có thể sẽ tiếp tục".

Ông Ghosh cho rằng, tiềm năng và quy mô của chu kỳ đầu tư AI tiếp tục thúc đẩy hoạt động kinh tế trên toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng tác động của đầu tư vào AI đang mở rộng sang các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, vật liệu và tiện ích.

Trong khi đó, Nikkei 225 - chỉ số chứng khoán hàng đầu ật Bản - đứng thứ hai về hiệu suất hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau khi liên tục vượt qua mức cao nhất mọi thời đại vào đầu năm nay. Trong nửa đầu năm nay, chỉ số Nikkei 225 đã tăng khoảng 18%.

Chỉ Nikkei 225 đã phá vỡ kỷ lục 34 năm vào tháng 2 năm nay khi vượt qua mức cao nhất mọi thời đại trước đó là 38.915,87 điểm được thiết lập vào ngày 29/12/1989.

Sau đó, Nikkei 225 đã vượt qua ngưỡng tâm lý 40.000 điểm và cuối cùng đạt đến mức đóng cửa cao nhất mọi thời đại mới là 40.888,43 điểm vào ngày 22/3.

Trong khi Đài Loan dẫn đầu thị trường châu Á, Nhật Bản được các nhà phân tích dự đoán là thị trường được ưa chuộng trong thời gian tới.

Ông Ghosh cho biết các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp được cải thiện tiếp tục có tác động hữu hình và đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các công ty hoạt động kinh doanh ở nền kinh tế Nhật Bản.

Còn ông Ben Powell, chiến lược gia trưởng đầu tư APAC tại Viện đầu tư , đã chỉ ra rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ngày càng tin tưởng rằng họ sẽ đáp ứng các mục tiêu lạm phát và do đó, bình thường hóa chính sách tiền tệ của mình "một cách dần dần và có thể đo lường được".

Theo ông Powell, tình hình kinh tế vĩ mô của Nhật Bản đang thuận lợi để đầu tư vào các tài sản rủi ro. "Chúng tôi vẫn đánh giá cao cổ phiếu Nhật Bản, được thúc đẩy bởi đà cải cách doanh nghiệp mạnh mẽ, lợi nhuận tốt và sự hỗ trợ định giá từ lãi suất thực vẫn ở mức âm", đại diện Viện đầu tư BlackRock nói thêm.

Trong khi hầu hết các thị trường chứng khoán ở châu Á đều ở mức tích cực từ đầu năm đến nay, thì ba thị trường chứng khoán, gồm Thái Lan, Indonesia và Philippines, lại rơi vào vùng tiêu cực.

Chỉ số SET của Thái Lan lao dốc 8% trong nửa đầu năm, trở thành chỉ số hoạt động kém nhất khu vực, trong khi đó chỉ số Jakarta Composite đã giảm 2,88% còn chỉ số chứng khoán Philippines giảm khoảng 0,6% trong cùng kỳ.

Mọi ánh mắt đổ dồn về

Hầu hết các ngân hàng trung ương ở châu Á đang theo dõi chặt chẽ động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bởi họ thường đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ dựa trên các động thái được dự đoán trước của Fed.

Cuối năm 2023, Fed đã phát tín hiệu rằng cơ quan này sẽ thực hiện một số đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

Tuy nhiên, "biểu đồ chấm" gần đây nhất từ cuộc họp tháng 5 của Fed chỉ hé lộ một đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong thời gian còn lại của năm 2024. Đây là một sự khác biệt lớn so với "biểu đồ chấm" được công bố vào cuối tháng 3 khi Fed ngụ ý rằng lãi suất sẽ sẽ bị cắt giảm 75 điểm cơ bản trong năm.

"Biểu đồ chấm" phản ánh bức tranh trực quan dự báo lãi suất của từng thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đối với lãi suất ngắn hạn của Fed ở các thời điểm cụ thể trong tương lai.

Tuy nhiên, Fed đã vạch ra một con đường tích cực hơn để thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2025, nâng dự báo lên 4 đợt cắt giảm lãi suất với mỗi lần giảm 25 điểm cơ bản.

Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed đã nhiều lần bị đẩy lùi bởi lạm phát Mỹ vẫn ở mức cao hơn dự kiến. Tăng trưởng việc làm và tiền lương cao hơn ở Mỹ cũng củng cố thêm quan điểm rằng Fed không cần phải hạ lãi suất.

CME FedWatch, một nền tảng theo dõi chính sách của Fed, đã chỉ ra rằng 61% nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 9 tới

Tuy nhiên, Chủ tịch Fed tại Minneapolis, ông Neel Kashkari, cho biết hôm 16/6 rằng đó là một "dự đoán hợp lý" rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 1 lần trong năm nay, nhưng sẽ đợi đến tháng 12 mới thực hiện điều đó.

Đồng tình với quan điểm của ông Kashkari, ông Ken Orchard, trưởng bộ phận thu nhập cố định quốc tế tại công ty quản lý tài sản T. Rowe Price cho biết: "Chúng tôi vẫn cho rằng Fed sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách vào tháng 12 tới, sau khi cuộc bầu cử tháng 11 kết thúc và có thể một lần cắt giảm vào mùa hè".

Tuy nhiên, ông Orchard dự đoán Fed sẽ thực hiện ít đợt cắt giảm lãi suất hơn vào năm 2025 so với viễn cảnh đề ra trong "biểu đồ chấm", đồng thời ông đánh giá triển vọng năm 2025 là "u ám" hơn năm 2024.

"Việc giảm lãi suất một hoặc hai lần vào năm tới có vẻ thực tế hơn", ông Orchard đánh giá, đồng thời cảnh báo rằng Fed thậm chí có thể đảo chiều và tăng lãi suất vào năm tới.

Ông Homin Lee, chiến lược gia vĩ mô cấp cao tại ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ Lombard Odier, tỏ ra lạc quan hơn với kỳ vọng hai lần cắt giảm lãi suất vào nửa cuối năm 2024. "Có nguy cơ rằng việc cắt giảm lãi suất của Fed có thể khiến lạm phát tăng và tăng thêm cơ hội quay trở lại xu hướng đường dài vào năm 2025", ông Lee nói.

Chiến lược gia của Lombard Odier nói thêm: "Điều đó nói lên rằng, chúng tôi vẫn tin tưởng việc cắt giảm lãi suất sẽ bắt đầu vào tháng 9, dựa trên lập trường 'bất đối xứng' của Fed, tức là rào cản cho việc thắt chặt mới là cực kỳ cao trong khi rào cản cho việc bắt đầu cắt giảm lãi suất lại thấp hơn nhiều".

Đông Phong