Giải pháp tháo gỡ 'điểm nghẽn' phát triển đô thị kiểu mới thành phố Thủ Đức

PGS. TS. Phạm Tiến Đạt - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing cùng PGS. TS. Vũ Tuấn Hưng - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Xã hội tại TP. Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo khẳng định tầm quan trọng và đề xuất các giải pháp cho việc thực hiện đề án “Chính quyền đô thị” tại TP. Hồ Chí Minh. Đề án “Chính quyền đô thị” được UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra và bắt tay xây dựng từ năm 2007. Đến cuối tháng 10/2019 đề án chính thức được khởi động lại với sự thay đổi đáng lưu ý so với đề án năm 2013. Với nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố Thủ Đức đã chính thức được thành lập với diện tích tự nhiên là 211,56 km2 và quy mô dân số trên 1.013.795 người và hiệu lực của văn bản bắt đầu từ 1/1/2021. Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho phép TP.Thủ Đức chính thức được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ quận 2; quận 9 và quận Thủ Đức với tổng số 34 dơn vị hành chính cấp phường trong bối cảnh, vừa thành lập trên cơ sở gộp 3 đơn vị hành chính thành 1 thành phố với nhiều khó khăn, vất vả của công tác sáp nhập và điều hành

Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Tuấn Hưng (trái) cùng Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt (phải) chủ trì hội thảo.

Bên cạnh đó, song song và sau đó ít thời gian, khó khăn và thách thức lại thêm 1 lần nữa thử thách TP. Hồ Chí Minh nói chung và TP. Thủ Đức nói riêng khi đại dịch Covid-19 ập đến. Đại dịch Covid-19 đã tác động đến nhiều Trong bối cảnh, vừa thành lập trên cơ sở gộp 3 đơn vị hành chính thành 1 thành phố, với nhiều khó khăn, vất vả của công tác sáp nhập và điều hànhmặt của đời sống kinh tế xã hội của TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trong vùng Nam Bộ và cả nước nói chung.

Cùng với đó, với quy mô dân số, diện tích, khối lượng công việc tăng cao khi gộp 3 đơn vị hành một nhưng chính quyền TP. Thủ Đức vẫn được vận hành tương tư như mô hình chính quyền cấp quận – huyện. TP. Thủ Đức đã gặp rất nhiều vấn đề trong thực tế vận hành hoạt động. Có những vấn đề thuộc về khách quan và cả chủ quan, những vấn đề thuộc về cơ chế chính sách và cả con người thực hiện. Trong đó, có thể tập hợp thành ba nhóm vấn đề lớn đó là: (1) Thể chế, cơ chế đặc thù; (2) Cơ sở hạ tầng đô thị; (3) Nhân lực.

Quang cảnh buổi hội thảo khoa học.

Kỳ vọng Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo tương tác cao, thành phố kinh tế tri thức và trí tuệ nhân tạo, động lực tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh và khu vực, trở thành mô hình chính quyền hiệu quả, là kiểu mẫu để áp dụng cho các đô thị khác, sẽ khó đạt được nếu như không giải tỏa ba nhóm vấn đề đang “tắc nghẽn” nêu trên.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Theo Ban tổ chức, hội thảo đã nghe nhiều ý kiến tham luận, bình luận tử các đại biểu tham dự, nhất là ý kiến rất sâu sắc, tâm huyết của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Những vấn đề được các đại biểu phát biểu tại hội thảo đều có hàm lượng khoa học cao, sát với tình hình thực tế TP. Thủ Đức hiện nay nhằm phát triển thành phố đúng tầm như kỳ vọng.

P.V