Nền công nghiệp quốc phòng EU cần 500 tỷ euro cho 10 năm tới

Con số 500 tỷ để phát triển nền công nghiệp quốc phòng EU trong 10 năm tới mà Chủ tịch EC Ursula Vonder Leyen đưa ra cao gấp 5 lần con số mà ông Thierry Breton, Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề nội khối, kiêm nhiệm cả lĩnh vực quốc phòng, tuyên bố trước đó.

Tuy nhiên, theo nguồn tin ngoại giao từ châu Âu, người đứng đầu EC đã không đưa ra các văn bản với nội dung, đánh giá và tính toán chi tiết và do đó, vấn đề này nhiều khả năng sẽ không bàn kỹ tại Hội nghị thượng đỉnh lần này. Trước đó, tại Thượng đỉnh tháng 3/2024, lãnh đạo 27 nước thành viên đã đề nghị EC lên kế hoạch đưa ra các lựa chọn liên quan đến việc cung cấp tài chính thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu nhằm ứng phó với các thách thức tương lai.

Ý tưởng phát hành trái phiếu vay nợ để có ngân sách trang trải cho nền công nghiệp quốc phòng chung giống như kế hoạch phục hồi kinh tế hậu Covid-19 hiện vẫn gây chia rẽ trong nội bộ EU. Ảnh: Le Temps

Kể từ năm 2014 sau sự kiện Nga sát nhập Bán đảo Crimea, EU đã tìm cách nâng cấp nền công nghiệp quốc phòng bị đánh giá tụt hậu so với các đối thủ lớn khác sau nhiều năm bị cắt giảm ngân sách. Xung đột Nga-Ukraine nổ ra cách đây hơn 2 năm đã buộc các nước EU tăng tốc trong vấn đề này. Tuy nhiên, Khối này đến nay luôn gặp rào cản lớn trong vấn đề tài chính do suy thoái kinh tế và nhất là tác động của dịch Covid-19.

Ý tưởng phát hành trái phiếu vay nợ để có ngân sách trang trải cho nền công nghiệp quốc phòng chung giống như kế hoạch phục hồi kinh tế hậu Covid-19 hiện vẫn gây chia rẽ trong nội bộ EU. Pháp và các quốc gia Baltic, Đông Âu ủng hộ chủ trương vay nợ trong khi Đức và à Lan dẫn đầu phe phản đối.

Theo Cơ quan Quốc phòng châu Âu, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra tháng 2/2022, 27 nước thành viên EU chi tổng cộng 240 euro cho ngân sách quốc phòng. Chủ tịch EC Ursula Vonder Leyen dự kiến sẽ bổ nghiệm một Ủy viên châu Âu chuyên trách về quốc phòng ngay sau khi tái đắc cử.

Mạnh Hà/VOV-Paris