Nga liên tiếp bắn hạ tên lửa S-200 của Ukraine

Văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng ngày 3/12 cho biết: "Trong 24 giờ qua, hệ thống phòng không và tác chiến điện tử của Nga đã bắn hạ 8 máy bay không người lái của Ukraina trong các khu định cư Podkuychansk ở khu vực Luhansk; Slavnoe, Belogorivka ở Donetsk; Peschanivka, Vinogradnoye thuộc vùng Kherson; Verbovok thuộc Zaporozhye, cùng với hai tên lửa phòng không được chuyển đổi để tấn công các mục tiêu mặt đất S-200 và tên lửa phóng loạt HIMARS".

Bộ này nhấn mạnh rằng, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội Nga đã phá hủy 545 áy bay quân sự Ukraine, 256 máy bay trực thăng, 9.361 máy bay không người lái, 442 hệ thống tên lửa phòng không, 13.759 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép, 1.187 hệ thống tên lửa phóng loạt, 7.224 các loại pháo dã chiến và súng cối, cũng như 15.876 đơn vị xe quân sự đặc biệt.

Trước đó, hôm 26/11, cũng thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa S-200 nhằm vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Lực lượng phòng không Nga đã kịp thời phát hiện và đánh chặn tên lửa Ukraine trên vùng biển Azov.

S-200 là hệ thống ên lửa đất đối không tầm xa, được Liên Xô phát triển vào những năm 1960. Hệ thống được triển khai nhằm bảo vệ các cơ sở hành chính, khu công nghiệp và quân sự quan trọng khỏi những cuộc tấn công đường không.

Phiên bản S-200 đầu tiên được Liên Xô đưa vào trực chiến năm 1963, sử dụng tên lửa điều khiển 5V21 có tầm bắn 150 km với đầu đạn thông thường. Phiên bản thứ hai, S-200V Angara (định danh SA-5b) được đưa vào sử dụng năm 1971, sử dụng tên lửa tầm xa 5V28 với tầm bắn đạt 250 km. Phiên bản cuối cùng là S-200D Angara (định danh SA-5c), sử dụng tên lửa 5V28V với khả năng cơ động cao, hệ thống dẫn đường radar cải tiến với tầm bắn tối đa 300 km.

Mỗi quả đạn 5V28 của S-200 có chiều dài 10,8 m; trọng lượng 7,1 tấn và mang đầu đạn nổ mảnh nặng 217 kg hoặc đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 25.000 tấn thuốc nổ TNT. Tên lửa đạt độ tối đa 9.000 km/h, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 300 km và độ cao 40 km.

Theo một số nguồn tin quân sự, Ukraine đã bắt đầu cải tiến các tên lửa này để tấn công các mục tiêu mặt đất. Khi đó, tên lửa có khả năng được tái sử dụng để hoạt động như một hệ thống tên lửa chống tăng hoặc đất đối đất.

Quỳnh Như

Theo RIA Novosti