Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Kết quả biểu quyết cho thấy, có 472 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 97,12%). Như vậy, với tuyệt đại đa số đại biểu biểu quyết tán thành, ốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Việc giao thẩm quyền phê duyệt Bộ nhận diện bản sắc Việt Nam là vấn đề quan trọng

Trình bày báo cáo giải trình, chỉnh lý trước đó, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ùi Văn Cường cho biết, đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, có ý kiến đề nghị bổ sung các nội dung về việc phổ biến tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam ra nước ngoài; việc phát triển du lịch cộng đồng tại các vùng nông thôn; giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, ý kiến của các đại biểu Quốc hội là phù hợp với nội dung tại phiên chất vấn, xin được tiếp thu và bổ sung trong dự thảo Nghị quyết.

Cũng theo ông Bùi Văn Cường, có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng thể dục, ể thao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: các giải pháp về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới, ban hành Chiến lược phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong dự thảo Nghị quyết đã bao hàm nội dung đại biểu nêu; do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin không bổ sung trong dự thảo Nghị quyết.

Có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ nhận diện bản sắc Việt Nam và từng phần của Bộ nhận diện bản sắc Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc giao thẩm quyền phê duyệt Bộ nhận diện bản sắc Việt Nam là vấn đề quan trọng, cần rà soát kỹ lưỡng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giao các cơ quan của Quốc hội phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu và có đề xuất phù hợp với quy định của áp luật về di sản văn hóa; do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin không bổ sung nội dung trên trong dự thảo Nghị quyết.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về văn hóa

Tại Nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội yêu cầu Chính phủ một số nội dung trọng tâm như: Tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về văn hóa trong các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án đã được ban hành, nhất là bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về văn hóa; tập trung hoàn thiện dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, ngăn ngừa nguy cơ mai một văn hóa của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người và phát triển mạng lưới thiết chế văn hóa, thể thao, chú trọng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở. Tăng cường đầu tư gắn với đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, thu hút nguồn nhân lực trong các lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật đặc thù. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách về chế độ tiền lương, phụ cấp nghề, chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Tiếp tục triển khai hiệu quả các đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật đã được phê duyệt. Tăng cường hợp tác quốc tế với các đối tác có năng lực, uy tín về đào tạo nghệ thuật, đẩy mạnh việc phổ biến tác phẩm của Việt Nam ra nước ngoài.

Thực hiện nghiêm Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới. Khẩn trương ban hành Chiến lược phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, đồng bộ, đầu tư trọng tâm, trọng điểm phát triển thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao; hoàn thiện hệ thống phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, y tế đối với đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên trình độ quốc gia, quốc tế, nhất là đối với các môn thể thao Olympic trọng điểm. Sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng tập luyện và các ưu đãi khác đối với vận động viên, huấn luyện viên tài năng, nhân tài trong lĩnh vực thể dục, thể thao và vận động viên sau thời kỳ thi đấu đỉnh cao, chuyên nghiệp. Tôn vinh và đãi ngộ xứng đáng các vận động viên xuất sắc. Có giải pháp hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề cho vận động viên sau khi kết thúc thời kỳ thi đấu đỉnh cao. Khuyến khích phát triển thể dục, thể thao quần chúng, chú trọng xây dựng nơi vui chơi, luyện tập thể dục thể thao cộng đồng. Khẩn trương có giải pháp tháo gỡ về cơ chế, chính sách, phát huy hiệu quả hoạt động của Khu Liên hợp thể thao quốc gia. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực thể dục, thể thao.

Sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và việc thực hiện Luật Du lịch số 09/2017/QH14. Triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, thương hiệu du lịch vùng và thương hiệu điểm đến du lịch gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, truyền thống, nét đẹp đất nước, con người Việt Nam; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, đẩy mạnh thu hút du khách quốc tế. Đổi mới và thực hiện tốt chính sách, nhiệm vụ về phát triển sản phẩm du lịch mới, nhất là các đề án về phát triển sản phẩm du lịch đêm tại các địa bàn trọng điểm, du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong ngành du lịch. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch; đẩy mạnh truyền thông về chính sách thị thực mới của Việt Nam. Có giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, phát huy vai trò của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Thế Công - Xuân Trường