Tin tức kinh tế ngày 25/1: Kiều hối cả nước năm 2023 đạt 16 tỷ USD

Kiều hối cả nước năm 2023 đạt 16 tỷ USD (Ảnh minh họa)

Giá vàng quay đầu giảm

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 25/1, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2016,54 USD/ounce, giảm 11,92 USD so với cùng thời điểm ngày 24/1.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 25/1, giá vàng trong nước được niêm yết tại TP HCM ở mức 74-76,5 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và bán so với cùng thời điểm ngày 24/1.

Tại , giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 73,95-76,45 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và bán so với cùng thời điểm ngày 24/1.

161 thương nhân đủ điều kiện xuất khẩu gạo

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, tính đến ngày 22/1/2024, cả nước có 161 thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Trong đó đứng đầu là TP HCM với 36 thương nhân đủ điều kiện xuất khẩu gạo. Sau đó là Cần Thơ 34 thương nhân, Long An 22 thương nhân, Đồng Tháp 15 thương nhân, An Giang 14 thương nhân.

Một số địa phương chỉ có 1 thương nhân đủ điều kiện xuất khẩu gạo là Hà Nam, Hậu Giang, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế.

Xuất khẩu của ật Bản đạt kỷ lục trong năm 2023

Theo số liệu sơ bộ do ộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 24/1, xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng năm thứ 3 liên tiếp trong năm 2023, đạt mức cao kỷ lục, phản ánh các lô hàng xuất khẩu ô tô mạnh mẽ và sự ảnh hưởng của đồng yen yếu.

Cụ thể, tổng xuất khẩu đạt 100,88 nghìn tỷ yen (tương đương 680 tỷ USD) vào năm ngoái, tăng 2,8% so với năm 2022. Xuất khẩu ô tô mở rộng 32,7%, trong khi xuất khẩu máy móc xây dựng và khai thác mỏ tăng 16,2%.

Trước đó vào năm 2020, xuất khẩu của Nhật Bản đã sụt giảm, trong bối cảnh thương mại toàn cầu chậm lại trong đại dịch COVID-19, nhưng kể từ đó đã có sự phục hồi mạnh mẽ.

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 24/1/2024 về việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp các cơ quan liên quan xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu. Đồng thời có giải pháp kịp thời không để ảnh hưởng, gián đoạn nguồn cung xăng dầu trên địa bàn các tỉnh, thành phố, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Kiều hối cả nước năm 2023 đạt 16 tỷ USD

ân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, năm 2023, lượng kiều hối cả nước đạt 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2022.

Theo số liệu từ NHNN, từ năm 1993 đến năm 2022, lượng kiều hối gửi về nước đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân trong cùng kỳ. Như vậy, kiều hối về Việt Nam mỗi năm trên 10 tỷ USD.

Trong 10 năm lại đây, lượng kiều hối đổ về được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định là điểm sáng của Việt Nam. Dù chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, dòng kiều hối về Việt Nam có năm cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung của các nước, nhưng vẫn duy trì vị trí trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong top 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Dòng vốn ròng chảy ra khỏi Trung Quốc cao kỷ lục

Theo Cơ quan quản lý ngoại hối nhà nước (SAFE), dòng vốn ròng từ các doanh nghiệp và gia đình chảy ra khỏi Trung Quốc đạt 68,7 tỷ đô la trong năm 2023. Đây là lần đầu tiên có đợt chảy máu ngoại tệ từ năm năm qua, khi dòng vốn thoát ra từ bên trong lớn hơn dòng vốn bên ngoài đổ vào.

Trong giai đoạn 2019-2022, xuất khẩu tăng cao và các hạn chế đi lại trong chiến dịch phong tỏa chống Covid đã giúp dòng ngoại tệ từ ngoài đổ vào lớn hơn dòng vốn chảy ra. Tình trạng yếu kém của kinh tế nội địa trong năm 2023 cho thấy Trung Quốc đang mất đi khả năng thu hút và giữ vốn toàn cầu.

P.V (t/h)