So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

Cuộc chiến đa mặt trận

Trong trường hợp xung đột vũ trang kéo dài giữa và Iran, Israel sẽ phải tính đến những yếu tố khó đánh giá.

Khía cạnh cấp bách nhất là liệu các đồng minh phi nhà nước của có tham gia vào một cuộc xung đột như vậy hay không?

Đồng minh quan trọng nhất của Iran tại Trung Đông là ở Lebanon. Ngoài ra, lực lượng dân quân Houthi ở Yemen và một số lực lượng dân quân người Shiite ở Iraq cũng có thể tham gia hoặc được Iran tuyển dụng làm lực lượng hỗ trợ quân sự.

Lực lượng Hezbollah ở Lebanon, đồng minh quan trọng nhất của Iran ở Trung Đông, sở hữu kho tên lửa cực lớn. Ảnh: Times of Israel

Nhưng có vẻ như Israel đã tính đến những khả năng này. Người phát ngôn quân đội Israel, thiếu tá Arye Sharuz Shalicar nói với báo giới: “Israel đã chuẩn bị từ lâu cho nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh đa mặt trận như vậy”.

Theo thiếu tá Shalicar, trọng tâm đặc biệt trong sách lược của Israel nằm ở ba khía cạnh.

Thứ nhất là việc mở rộng các hệ thống phòng thủ, đặc biệt là các hệ thống phòng không như Iron Dome (Vòm Sắt), Patriot, David's Sling (còn gọi là Magic Wand) và hệ thống Arrow.

Về khía cạnh thứ hai, thiếu tá Shalicar cho biết: “Phòng thủ thôi có thể là không đủ. Và theo phương châm ‘tấn công là cách phòng thủ tốt nhất', khả năng tấn công của chúng tôi cũng đang được phát triển liên tục”.

“Và khía cạnh thứ ba chính là việc Israel đang hợp tác với một liên minh khu vực và quốc tế rộng lớn”, thiếu tá Shalicar nói thêm.

Sức mạnh lục quân tương đương

Theo Chỉ số Hỏa lực Toàn cầu (Global Firepower Index) 2024 , quân đội Israel và Iran không cách nhau quá xa về sức mạnh quân sự tổng thể.

Iran đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng toàn cầu, tiếp theo là Israel ở vị trí thứ 17.

Chỉ số này cũng bao gồm sự so sánh trực tiếp giữa hai lực lượng vũ trang. Theo đó, Iran vượt trội hơn Israel về nhân lực. Điều tương tự cũng áp dụng cho số lượng xe tăng và xe chiến đấu.

Những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava của Israel được xem là loại tank tốt nhất thế giới. Ảnh: El Pais

Tuy nhiên, đấy chỉ là về số lượng. Chất lượng vũ khí của Israel được đánh giá cao hơn. Chẳng hạn lục quân Israel đang sở hữu 441 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava MkI, 455 chiếc Merkava MkII, 454 chiếc Merkava MkIII, 175 chiếc Merkava MkIV và 206 chiếc Centurion.

Trong khi đó, quân đội Iran được cho là có 1.613 xe tăng, trong đó có khoảng 100 chiếc Zulfiqar được sản xuất trong nước, khoảng 100 chiếc Chieftain Mk3 và Mk5 do Anh sản xuất trước cuộc cách mạng năm 1979, cùng với 150 chiếc M-60A1 do Mỹ sản xuất - cũng như 480 chiếc T-72 của Liên Xô cũ và 540 chiếc T-54/T-55.

Dù vậy, xét đến tình hình địa lý, đây không phải là yếu tố phù hợp nhất trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang giữa Israel và Iran. Các quốc gia này bị ngăn cách bởi các nước láng giềng như Iraq và Jordan, và khoảng cách giữa Jerusalem và Tehran cũng lên tới khoảng 1.850 km.

Fabian Hinz, chuyên gia về Trung Đông tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, cho biết: “Trên thực tế, một cuộc xung đột sẽ không mang hình thức của một cuộc chiến tranh cổ điển mà là một cuộc trao đổi đòn đánh trên khoảng cách xa”.

Ông nói thêm rằng một cuộc xung đột vũ trang giữa Israel và Iran sẽ chủ yếu là "không chiến".

Israel "không chiến" trội hơn

Theo Chỉ số hỏa lực toàn cầu, Israel vượt trội một cách rõ rệt so với Iran về sức mạnh không quân. Tổng cộng, quân đội Israel được trang bị 612 áy bay chiến đấu, trong khi Iran có 551 chiếc.

Không quân Israel sở hữu những tiêm kích tối tân, bao gồm cả F-35. Ảnh: NYT

Nhưng đấy mới chỉ là những con số, chất lượng của máy bay mới là vấn đề quan trọng. Về mặt này, Israel cũng áp đảo, với phi đội tiêm kích hiện đại và hùng hậu gồm 27 chiếc Boeing F-15A Eagle, 7 chiếc F-15B và 90 chiếc F-16A Fighting Falcons.

Lực lượng này còn bao gồm 227 máy bay tấn công mặt đất, 9 máy bay chở dầu/vận tải và 77 máy bay vận tải khác. Ngoài ra, Israel đang vận hành 81 trực thăng tấn công, trong đó có 30 chiếc Bell AH-1E/AH-1F Cobra và 30 chiếc Boeing AH-64A Apache khét tiếng, cũng như 200 trực thăng vận tải.

Chuyên gia Fabian Hinz của IISS nói: “Trong trường hợp xảy ra xung đột, không chiến sẽ đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí có thể là quyết định đối với Israel. Về phía Iran, máy bay không có ý nghĩa đáng chú ý vì họ không thể xây dựng được các phi đội hiện đại do lệnh trừng phạt”.

Ông Hinz nói thêm rằng Iran đã có thể mua một số máy bay vào những năm 1990 và hiện muốn mua một số máy bay do Nga sản xuất, “nhưng về cơ bản Iran biết rằng họ không thể theo kịp lực lượng không quân Israel”.

Đây là lý do tại sao Tehran tập trung chủ yếu vào việc phát triển tên lửa và máy bay không người lái (UAV). Tuy nhiên, vẫn còn nghi vấn liệu những Iran có thể chống lại các cuộc không kích của Israel hiệu quả đến mức nào. “Tôi cho rằng điều này sẽ không thành công đặc biệt”, chuyên gia Hinz nhận định, “Iran không có lá chắn phòng thủ nghiêm túc”.

Không thể bảo vệ tuyệt đối

Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa gần đây của Iran đã bộc lộ những điểm Israel cần cải thiện - theo Alexander Grinberg, chuyên gia về Iran tại Viện Chiến lược và An ninh Jerusalem của Israel, cho biết.

Iran tập trung phát triển khả năng tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái. Ảnh: NYT

Ông Grinberg nói: “Về nguyên tắc, việc bắn hạ những máy bay không người lái như vậy khá dễ dàng vì tốc độ của chúng không nhanh lắm”, ông nói và cho biết thêm rằng điều này thậm chí có thể được thực hiện bằng súng máy đơn giản.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở loại máy bay không người lái mà còn ở số lượng. Grinberg nói: “Vào Chủ nhật [ngày 14 tháng 4, khi Iran tấn công Israel], rõ ràng là bạn cũng phải có khả năng chống lại một cuộc tấn công của một số lượng lớn máy bay không người lái và Israel phải chuẩn bị cho điều này”.

Người phát ngôn quân đội Israel, thiếu tá Shalicar cũng cho biết, cuộc tấn công của Iran cũng đã chứng minh rằng không có thứ gọi là hệ thống kín. Ông nói: “Cho dù 300 hay 3.000 tên lửa được bắn đi thì cuối cùng một số sẽ luôn xuyên thủng lá chắn phòng thủ, đó là lý do tại sao tỷ lệ bắn trúng vào cuối tuần không phải là 100% mà là khoảng 99%”.

Hezbollah, “mũi nhọn” lợi hại của Iran

Tuy nhiên, một cuộc xung đột vũ trang với Hezbollah tại sẽ là một loại thách thức quân sự khác đối với Israel. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, Hezbollah, thường được gọi là "mũi nhọn hàng công của Iran", có lẽ là nhóm phi quốc gia được trang bị vũ khí mạnh nhất trên thế giới.

Ước tính kho tên lửa của Hezbollah dao động trong khoảng từ 120.000 đến 200.000 chiếc và theo nghiên cứu của CSIS, Iran sẽ có thể nhanh chóng cung cấp cho lực lượng dân quân Hezbollah trong trường hợp chiến tranh.

Chuyên gia Hinz của IISS cho biết phần lớn kho vũ khí của họ bao gồm các loại đạn tầm ngắn không điều khiển, mặc dù lực lượng dân quân cũng đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận các tên lửa tầm xa.

Ngoài ra, nhóm này cũng có thể tấn công từ lãnh thổ Syria. Ông nói: “Điều này có nghĩa là phần lớn Israel sẽ bị đe dọa bởi các cuộc tấn công của Hezbollah trong trường hợp xung đột leo thang”.

Ông Hinz cho biết Israel sẽ có thể sử dụng hệ thống “Vòm Sắt” để chống lại các cuộc tấn công tên lửa từ Lebanon và nói thêm rằng "nhìn chung, các hệ thống phòng thủ này luôn sẵn sàng và chúng hoạt động cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng tên lửa vẫn là vấn đề chính của Israel”.

Quang Anh