Tai nạn bỏng ở trẻ từ sự bất cẩn của người lớn

Cháu T, 18 tháng tuổi ở phường Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác với diện tích bỏng 31% vùng mặt, cổ, ngực, bụng, tứ chi, và hai mông. Cháu T bị bỏng cồn do người nhà đang nướng mực thì đổ thêm cồn, ngọn lửa bốc lên cháy lan sang cháu ngồi cách đó 3m.

Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ ở độ tuổi từ 1-6.

Còn cháu K, 13 tuổi, bị bỏng điện cao thế do đi câu cá. Cháu đang được điều trị tại khoa Bỏng trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Cháu bị bỏng độ 2,3,4,5; độ sâu 16%, diện tích bỏng 20%. K đã phải trải qua bốn lần phẫu thuật ghép da, đặt hút áp lực âm.

Bỏng là tổn thương cấp tính của cơ thể gây nên bởi nhiệt, hóa chất, dòng điện và bức xạ. Tác nhân gây bỏng có nhiều loại, trong đó nước sôi là một trong những tác nhân gây bỏng nhiều nhất. Sau đó là bỏng cồn do nướng mực, bỏng điện…

Da trẻ em mỏng và liên kết giữa các lớp lỏng lẻo hơn người lớn. Do đó bỏng thường nặng và sâu. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn yếu nên nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cao, nguy cơ sốc bỏng cũng cao hơn dù diện tích bỏng không lớn 3% - 5%.

Da trẻ em mỏng và liên kết giữa các lớp lỏng lẻo hơn người lớn, do đó bỏng thường nặng và sâu.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bỏng cho trẻ em, trong đó có sự bất cẩn và lơ là của người lớn trong việc chăm sóc và quản lý trẻ.

Bỏng chủ yếu ở vùng cơ quan vận động bàn tay, bàn chân. Bỏng bàn tay, chân do nước sôi hoặc cháo hầu như không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sẽ lại để lại hậu quả về chức năng và thẩm mỹ theo suốt cuộc đời trẻ.

Bỏng điện thường nặng và gây ra vết bỏng sâu tới cơ xương, đặc biệt với điện cao thế hoặc điện sinh hoạt. Bỏng điện có tỉ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng.

Việc sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế độ sâu của bỏng, mức độ nặng toàn thân và tránh tình trạng bội nhiễm. Song, không phải trẻ nào được đưa đến viện cũng được sơ cứu đúng cách. Việc sơ cứu không đúng cách sẽ khiến bệnh nặng thêm và gây khó khăn trong điều trị.

Để phòng tránh những tai nạn bỏng đáng tiếc có thẻ xảy ra, người lớn cần chú ý hơn trong việc việc chăm sóc, trông chừng trẻ đúng cách. Cần thường xuyên để mắt đến trẻ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Bỏng điện có tỉ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng.

Khi chăm sóc trẻ nhỏ, không được vừa bế trẻ, vừa ăn các thức ăn, đồ uống nóng hoặc bưng bê các loại thức ăn, đồ uống nóng. Cần nhắc nhở trẻ khi chơi tránh xa những đường điện cao thế…

Mỗi người cần chú ý quan tâm đến việc chăm sóc, nhắc nhở trẻ để không xảy ra những hậu quả khó lường, thậm chí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ do sự bất cẩn của chính mình.