Xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diện

BPO - Ngày 27-6, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 212/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh ình Phước.

Mục đích nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20-11-2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng và phát triển hài hòa với kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.

Xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị, do đó, việc tổ chức thực hiện kế hoạch phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả. Tổ chức quán triệt, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Kế hoạch đề ra mục tiêu chung là nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, tạo sự thống nhất trong tư tưởng, hành động và quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển văn hóa của tỉnh.

Xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diện, có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; đồng thời, phát huy mạnh mẽ các đặc tính nổi trội là hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa, chú trọng phát triển văn hóa tại các vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc.

Các học viên thực hành làm men rượu cần từ vỏ các loại cây rừng trong buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy về bảo tồn, phát huy kỹ thuật chế biến rượu cần truyền thống của người S’tiêng. Ảnh: TL

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, phấn đấu có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh, gồm: Trung tâm văn hóa, bảo tàng, thư viện; đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có trung tâm văn hóa - ể thao; các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng được đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị. 100% các lễ hội trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh được tổ chức định kỳ và có chất lượng; bảo đảm ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ…

Kế hoạch đặt ra một số giải pháp như: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành, các địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò, đóng góp của văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; văn hóa thực sự “đứng ngang hàng với kinh tế, chính trị”.Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, áp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diệnthông qua việc thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, giai đoạn 2021-2030; Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030…

Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc như: Phục hồi và bảo tồn một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: Nghề thủ công truyền thống kỹ thuật chế biến rượu cần của người S'tiêng; nghề thủ công truyền thống đan gùi của người S'tiêng…

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, giải pháp của kế hoạch này.

TS